tin kinh te

Lộ trình cắt giảm thuế - Thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt

(Thuong mai)

Đầu năm 2016, Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường gần 180 triệu dân của EAEU. Đây quả là mảnh đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với những nhóm ngành hàng như dệt may, da giày, nông, lâm, thủy sản… là những nhóm hàng được cho là hưởng lợi nhiều nhất. Để nắm bắt cơ hội này, doanh nghiệp Việt cũng cần phải nắm chắc lộ trình cắt giảm thuế để tận dụng tối đa cơ hội này.

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hướng đến thị trường gần 180 triệu dân của EAEU

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực vào đầu năm 2016, cam kết mở cửa thị trường với 9.927 dòng thuế là lợi thế rất lớn cho hàng hóa Việt Nam.

Cụ thể là, đối với với thủy sản, 95% dòng thuế mở cửa hoàn toàn, trong đó 71% xóa bỏ hoàn toàn, tương đương 100% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm (2010 - 2012) của Việt Nam vào EAEU, 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu.

Còn đối với mặt hàng giày dép, 77% dòng thuế cắt giảm ngay, trong đó 73% xoá bỏ hoàn toàn và lộ trình tối đa 5 năm, 100% dòng thuế của các mặt hàng túi xách sẽ về 0%, 76% số mặt hàng đồ gỗ được cắt giảm thuế. Có thể nói, cơ hội xuất khẩu hàng hóa vô cùng lớn cho nhiều lĩnh vực.

Dự báo về lợi thế mà cơ hội này mang lại, về tổng thể, Bộ Công thương đánh giá, sau khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt 10 - 12 tỷ USD vào năm 2020 (năm 2014 đạt khoảng 4 tỷ USD).

Đặc biệt đối với nhập khẩu của Việt Nam, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU, và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạnh thuế quan của WTO.

Đối với một số nhóm hàng quan trọng, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 9 năm đối với ô tô phân khối lớn (trên 3000cc cho động cơ xăng và trên 2500 cc cho động cơ diesel) và 10 năm đối với các loại ô tô còn lại; Linh kiện, phụ tùng ô tô thì Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan sau tối đa 7 năm; Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 7 năm đối với xe máy phân khối lớn (trên 150cc) và sau 10 năm đối với các nhóm xe máy còn lại. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau tối đa 7 năm, trong đó, khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ EU được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Doanh nghiệp cần chủ động vận dụng tối đa cơ hội từ EAEU

Mặc dù lộ trình giảm thuế đã hứa hẹn nhiều cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp nhưng để nắm bắt cơ hội đó, hưởng lợi từ ưu đãi giảm thuế thì doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ hiệp định này, với từng dòng thuế, lộ trình cắt giảm tới đâu… để có sự chuẩn bị phù hợp cho hàng hóa xuất khẩu thuộc ngành, lĩnh vực của mình.

Khi FTA Việt Nam - EAEU có hiệu lực là cơ hội lớn cho các ngành hàng Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EAEU. Nhưng mức độ, điều kiện, lộ trình cắt giảm thuế quan đối với từng mặt hàng là hoàn toàn khác nhau.

Thủy sản là ngành được cho là có lợi thế xuất khẩu sang Nga và các nước thuộc EAEU (gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), tuy nhiên, yêu cầu về kiểm dịch thực vật đang là rào cản. Cụ thể là, với thủy sản, phải đáp ứng về tỷ lệ xuất xứ nguyên liệu, quan trọng nhất là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hoặc mô tả hàng hoá khi cấp nguồn gốc xuất xứ… Bởi vậy, không ai thay doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu từ thị trường nhập khẩu.

Bàn về lợi thế xuất khẩu thủy sản, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Nguyễn Hoài Nam nhận định, cơ hội rộng mở đối với mặt hàng thủy sản khi nhận được những ưu đãi đặc biệt, bao gồm ưu đãi về mức thuế, hàm lượng nội địa hóa, các quy định về quy tắc xuất xứ (CO). Doanh nghiệp trong nước thời gian qua cũng đã xác định EAEU là thị trường có sức tiêu thụ đặc biệt tiềm năng đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoài Nam, cho đến nay, lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này còn ở mức thấp, chỉ chiếm hơn 1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Bên cạnh đó, các quy định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và biện pháp kiểm soát vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) theo yêu cầu của EAEU được đánh giá vẫn còn thiếu thống nhất, làm cho nhiều doanh nghiệp trong nước liên tục điều chỉnh và phải nỗ lực lớn để có thể xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này thời gian qua.

Còn đối với ngành thép được nhận định sẽ gặp nhiều sức ép lớn khi EAEU có hiệu lực, do Nga và các nước thuộc EAEU là cường quốc về sản xuất thép. Trước những khó khăn đó, các doanh nghiệp thép cũng đã đề xuất được hỗ trợ. Nhưng để đứng vững trong thị trường hội nhập sâu rộng như hiện nay thì không chỉ ngành thép mà bất cứ ngành nào cũng cần phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhìn nhận ở góc độ khác, Việt Nam lại có cơ hội nhập khẩu từ EAEU các loại thép đặc thù mà trong nước chưa sản xuất được với giá cạnh tranh hơn nhập từ các thị trường khác.

(Theo Tạp chí Tài Chính)

 

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Thuế - phí nội địa trong cán cân tăng giảm

Doanh nghiệp logistics trước sức ép FTA

Thực hiện các cam kết FTA: Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Ngơ ngác trước FTA

Lộ trình cắt giảm thuế quan trong các FTA

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ