tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Sắc tứ Quan Âm cổ tự ở Cà Mau

  • Cập nhật : 05/07/2015
Mặt trước chính điện Quan Âm cổ tự. Ảnh: Trần Kiều Quang

Nằm uy nghi dưới những rặng bồ đề còn hằn lên những dấu tích xưa ở một góc nội ô thành phố Cà Mau (khóm 3, phường 4), Quan Âm cổ tự - còn gọi là chùa Phật Tổ - còn giữ nét bí ẩn về một truyền thuyết đã có từ thuở khai hoang mở cõi ở xứ cực nam của tổ quốc.

Xa xưa, đây chỉ là một cái am nhỏ nằm bên bờ sông Quan Lộ, đến năm 1828 được dân chúng sửa thành một am thờ rộng rãi, bề thế hơn và đến năm 1842 thì được vua Thiệu Trị phong sắc tứ Quan Âm cổ tự.

Chuyện kể rằng, lúc ấy vùng đất Cà Mau vẫn còn là những dầm lầy và hang động bất tận kết bằng vòm lá cây rừng và muông thú tồn tại trong cả một thế giới hoang vu và con người chỉ đánh dấu sự có mặt của mình trên những căn nhà bên triền sông.

Trong đoàn người đi khai hoang ấy, có một chàng trai trẻ tên Tô Quang Xuân. Một hôm, chàng xách búa đi đốn củi, búa vừa bổ vào thân cây bồ đề thì phát hiện có một quyển kinh Phật cũ kỹ nằm ngay phía trong vỏ cây như thể đã được ai cố tình đặt vào đó. Chàng trai trẻ chẳng bận tâm vì sự xuất hiện lạ thường của quyển kinh, nhưng đêm về chàng trai lại nằm mộng thấy quanh mình là một ánh hào quang. Một vị thần xuất hiện cho biết, chàng là người có căn tu. Sau đó không lâu, Tô Quang Xuân lập một am nhỏ bên cạnh gốc cây bồ đề già để tu luyện và bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Tương truyền ông có đạo hạnh hơn người, cảm hóa được cả thú dữ. Ông dùng Phật pháp để cảm hóa người ác hướng thiện và dùng y đức làm thuốc trị bệnh cứu nhân.

Hương án thờ rất nhiều tượng Phật. Chính giữa là đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Ảnh: Trần Kiều Quang

Cảm kích trước đức độ của người thầy thuốc, vua Thiệu Trị cho Tô Quang Xuân về trụ trì chùa Kim Chuông để có dịp đàm đạo Phật học. Nhưng chẳng bao lâu, Tô Quang Xuân qua đời. Hay tin, nhà vua rất đau buồn, bèn ban lụa là gấm vóc và sắc phong Tô Quang Xuân là hòa thượng Thích Trí Tâm, hiệu là Thượng Trí Hạ Tâm và cho xây sửa am thờ ở bên cánh rừng già thành một ngôi chùa, nay chính là Quan Âm cổ tự.

Lúc bấy giờ, tiền sảnh của ngôi chùa quay về hướng đông bắc, sau được quay về hướng tây nam và tồn tại cho đến ngày nay. Tính đên nay, Quan Âm cổ tự có niên đại gần 170 năm. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa.

Mái chùa lợp ngói máng có hình quả ấn được xây dựng sắc nét với sự mô phỏng mái đình của miệt đồng bằng sông Cửu Long. Chùa được xây cất rất đẹp và được sơn phết rực rỡ. Trước sân và xung quanh đều có cây ối um tùm và trăm hoa đua nở quanh năm.

Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay. Ảnh: T.K.Quang
Đại hồng chung. Ảnh: Trần Kiều Quang

Bên trong chùa còn được trang hoàng lộng lẫy hơn. Bên phải (nhìn từ ngoài vào) là một đại hồng chung đen bóng, càng tôn thêm vẻ uy nghi cho ngôi chùa. Trong chính điện thờ rất nhiều tượng Phật, ở vị trí trung tâm là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Các bàn thờ được trang trí nhiều bông hoa, hình rồng uốn lượn, chạm trổ hết sức tinh vi và khéo léo. Đối diện gian chính điện là một bức bích họa lớn vẽ hình đức Thích Ca dưới cội bồ đề có đệ tử quỳ dâng bình bát. Gian trung điện thờ bài vị của các vị trụ trì chùa đã khuất. Gian hậu điện là nơi thờ tượng Phật nghìn mắt nghìn tay. Tượng Phật này được đặt trong lồng kiếng để ngay giữa khuôn viên gian hậu điện.

Xung quanh chùa là một khoảng không rộng lớn, gồm nhiều cây cổ thụ xung quanh và một vườn tượng hết sức hoành tráng gồm tượng Phật nằm, vườn Lâm Tỳ Ni, Thích Ca tọa thiền…

Hiện nay, nhiều hiện vật như tượng Phật, tượng Bồ Tát, tượng La Hán, các bức hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ phụng khác vẫn còn được bảo tồn, lưu giữ, minh chứng cho sự phát triển Phật giáo của thời kỳ người Việt bắt đầu những bước tiến quan trọng trong công cuộc khẩn hoang và hình thành một xã hội cộng cư với ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trên vùng đất phương Nam.

Hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy âm lịch, chùa tổ chức lễ hội Nguyên Tiêu và lễ Vu Lan rất trọng thể. Mọi người từ khắp nơi lũ lượt kéo đến viếng chùa, chiêm ngưỡng, thành tâm cúng bái chật ních cả sân chùa. Ai cũng lâm râm khấn nguyện, nguyện cho cuộc sống được thanh bình, được cơm no áo ấm, được phúc lộc bình an.

Sắc tứ Quan Âm cổ tự là ngôi chùa đầu tiên của tỉnh Cà Mau được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Chơi rừng Trà Sư1

    Chơi rừng Trà Sư

    Hàng năm, cứ hễ vào mùa nước nổi là rừng tràm Trà Sư cũng bắt đầu vào mùa du lịch. Đến đây lúc này khách sẽ bị choáng ngợp bởi nét hoang sơ hiếm có của cánh rừng tràm nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia chừng 10 cây số về phía tây bắc.

  • Top 10 khách sạn tốt nhất thế giới2

    Top 10 khách sạn tốt nhất thế giới

    Tạp chí Travel + Leisure vừa công bố danh sách 10 khách sạn tốt nhất thế giới trong năm 2013, theo bình chọn của độc giả.

  • Thiên đường dành cho mèo ở Đài Loan3

    Thiên đường dành cho mèo ở Đài Loan

    Mỗi năm, hàng nghìn du khách từ khắp nơi đổ về ngôi làng Hầu Động, Đài Loan để chiêm ngưỡng thiên đường dành cho mèo. 150 con mèo hoang đang sống tại đây và được người dân chăm sóc rất chu đáo.

  • Mùa thu Sydney4

    Mùa thu Sydney

    Sau chuyến bay dài 8 tiếng đồng hồ từ TPHCM, tôi đặt chân đến Sydney (Úc), một thành phố nổi tiếng với nhà hát con sò, cầu cảng Sydney mà mỗi dịp năm mới tôi được chiêm ngưỡng màn pháo hoa độc đáo trên... truyền hình. Vào mùa này, Sydney có vẻ đẹp lãng mạn của tiết trời thu với những hàng phong đang chuẩn bị thay lá, rất phù hợp cho việc đi bộ thong dong để ngắm nhìn thành phố hiện đại mà rất an bình này.

  • Đi thuyền trên sông Ngô Đồng5

    Đi thuyền trên sông Ngô Đồng

    Để vào Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch có nhiều hang động và di tích lịch sử liên quan đến triều đại nhà Trần, chủ yếu thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã có hai tiếng đồng hồ đi thuyền trên sông Ngô Đồng, vòng vèo giữa cánh đồng lúa đang vào mùa gặt nhuộm vàng cả con sông.

  • Gió biển Tuy Hòa6

    Gió biển Tuy Hòa

    Nhân tham dự một cuộc hội thảo kiến trúc của khu vực miền Trung - Tây nguyên được tổ chức tại Tuy Hòa, thành phố lần đầu tiên tôi đến và lưu lại nhiều ngày. Ấn tượng đầu tiên là gió. Gió Tuy Hòa mát, phóng khoáng, dễ chịu và đặc biệt dù sát biển nhưng không có độ “rịn, rít” của muối mặn như các thành phố biển khác.

  • Khu di tích Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc7

    Khu di tích Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc

    Dọc con đường nhựa nhỏ từ thị trấn Tri Tôn đi về phía Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc, hai bên là những rừng trúc hoang sơ, hàng hàng lớp lớp; lác đác có những tảng đá khổng lồ đứng chơ vơ. Loáng thoáng, ẩn hiện vài bóng nhà của bà con người Khmer trong vườn cây sum suê. Thỉnh thoảng du khách gặp vài chiếc xe bò đủng đỉnh, lăn bánh cọc cạch…

  • Làng chiếu ở Lấp Vò8

    Làng chiếu ở Lấp Vò

    Từ TPHCM về miền Tây, qua cầu Mỹ Thuận rẽ tay phải rồi đi quá Sa Đéc thêm 33 cây số nữa là đến làng nghề dệt chiếu nổi danh đã hàng trăm năm nay ở hai xã Định An, Định Yên thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Đây là một địa chỉ du lịch hấp dẫn nằm bên bờ Bắc sông Hậu.

  • Về Châu Đốc viếng núi Sam9

    Về Châu Đốc viếng núi Sam

    Cuối xuân, vào mùa lễ hội, về đồng bằng sông Cửu Long, du khách đến Châu Đốc (An Giang) sẽ là một chuyến đi với nhiều khám phá. Nếu như bạn là một người có tâm nguyện, cầu mong sự tốt lành cho người thân, thì có thể viếng miếu Bà Chùa Xứ,  hoặc Tây An Cổ Tự hay Lăng Thoại Ngọc Hầu. Đó là những di tích với nhiều huyền thoại và truyền thuyết dân gian có từ thời tiền nhân khai mở đất phương Nam.

  • Quan âm Phật đài ở Bạc Liêu10

    Quan âm Phật đài ở Bạc Liêu

    Về Bạc Liêu, viếng thăm những di tích, danh thắng của vùng đất có nhiều giai thoại hấp dẫn là chuyến đi nhiều thú vị. Từ ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu nổi tiếng ăn chơi cho đến khu di tích nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cha đẻ bản Dạ cổ hoài lang, khởi nguồn cho những bài ca vọng cổ và nghệ thuật dân gian đờn ca tài tử.