tin kinh te

Bộ Công Thương dự báo "sức khỏe" các ngành công nghiệp trong năm 2016

(Tin kinh te)

Theo kế hoạch mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp được Bộ Công Thương đưa ra, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 sẽ tăng khoảng 9% so với năm 2015.

 

nganh cong nghiep duoc du bao se tang truong 9% trong nam 2016

Ngành công nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng 9% trong năm 2016

 

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2016 tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nhưng chậm hơn so với dự báo, vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức, đặc biệt là rủi ro địa – chính trị, biến động khó lường trên thị trường tài chính và giá dầu.

Đối với kinh tế trong nước, sẽ tiếp tục đà phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2015. Hiệu quả đầu tư và khả năng cạnh tranh được cải thiện, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm và tương đối ổn định là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế còn lớn. Sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 và việc ký kết, triển khai các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo ra những điều kiện quan trọng cho phát triển, song cũng tạo ra nhiều thách thức lớn, nhất là trong phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh tranh ở trong nước và quốc tế.

Do đó, Bộ Công Thương đặt ra định hướng phát triển các ngành công nghiệp, tập trung vào: tăng cường giám sát và kiểm tra với các dự án đầu tư trọng điểm của ngành công nghiệp như điện, dầu khí, luyện kim, chế biến khoáng sản, hóa chất phân bón; nghiên cứu chính sách phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn…

Ngành điện

Đảm bảo cung ứng điện, đầu tư và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện, dự án lưới điện truyền tải theo đúng tiến độ; xây dựng thị trường điện cạnh tranh; sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, cân bằng tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, tiếp tục tái cơ cấu, sắp xếp lại DN.

Dự kiến kế hoạch năm 2016 điện sản xuất và mua đạt 175,9 tỷ kWh, tăng 11% so với năm 2015. Trong đó điện sản xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 73,3 tỷ kWh, tăng 11,4% so với 2015; giảm tổn thất điện năng xuống 7,7%.

Ngành dầu khí

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí theo đúng tiến độ; đẩy mạnh thu hút đầu tư để ký mới các hợp đồng dầu khí ở các lô mở, phấn đầu ký 3 – 5 hợp đồng dầu khí.

Sản lượng khai thác dầu thô đạt 16,03 triệu tấn, giảm 8,8% so với ước thực hiện năm 2015; khai thác khí đạt 9,61 tỷ m3 (giảm 1,9%); khí hóa lỏng ước đạt 650 nghìn tấn (tăng 0,9%); xăng dầu các loại đạt 5,69 triệu (10,1%).

Ngành than - khoáng sản

Chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 dự kiến cao hơn so với năm 2015. Cụ thể: than sạch sản xuất 42 triệu tấn (tăng 1,4%). Trong đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản (TKV) dự kiến sản lượng than sạch đạt 35,9 triệu tấn (tăng 6,5%); than tiêu thụ đạt 36 triệu tấn (tăng 2,9%).

Trong năm 2016, các công ty chế biến của TKV tiếp tục mua than chất lượng thấp của Tập đoàn để chế biến thành than chất lượng cao. Việc điều hành tiêu thụ than năm 2016 sẽ linh hoạt từ phương án thấp đến phương án cao, tập trung sản xuất than đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất điện, đặc biệt là các nhà máy miền Trung và miền Nam.

Ngành thép

Dự kiến sản lượng phôi thép đạt 6.600 nghìn tấn (tăng 10%); sản lượng thép các loại đạt 12.500 nghìn tấn (tăng 4,16%), đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu trên các DN ngành thép cần tiếp tục nỗ lực đổi mới công nghệ, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh. Các DN cũng cần theo dõi sát diễn biến thị trường, lập kế hoạch linh hoạt từng tháng, quý; tập trung quản lý đầu ra sản phẩm thông qua xây dựng hệ thống phân phối…

Ngành cơ khí

Để đảm bảo ngành phát triển bền vững, sẽ tập trung đầu tư ba lĩnh vực: máy động lực và máy nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và sản xuất lắp ráp ô tô tải. Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghệp sẽ thực hiện nhiệm vụ này.

Theo đó, sản xuất máy kéo, xe vận chuyển năm 2016 dự kiến đạt 4.240 cái (tăng 5%); máy xay sát lúa gạo đạt 12.000 cái (tăng 5%); động cơ đốt trong các loại đạt 34.640 cái (tăng 5%).

Ngành phân bón

Hiện sản xuất phân bón cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu trong nước. Dự kiến trong thời gian tới sản lượng phân bón trong nước không những đáp ứng yêu cầu mà còn dư thừa để xuất khẩu.

Dự kiến năm 2016, sản xuất phân Ure đạt 1,525 triệu tấn. Trong đó, Tập đoàn Hóa chất có sản lượng phân Ure dự kiến đạt 713,9 nghìn tấn; phân DAP đạt 630 nghìn tấn; phân NPK đạt 2,7 triệu tấn.

Ngành dệt may

Năm 2016 khi các Hiệp định thương mại tự do được ký kết và bắt đầu có hiệu lực, thì các DN Việt Nam, nhất là dệt may sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng nhận định, tình hình xuất khẩu của các DN sẽ gặp khó khăn khi nhiều DN có thể mất đơn hàng vì không thể cạnh tranh được với các DN nội địa.

Nguyên nhân là do đồng Euro và đồng Yen bị mất giá so với đồng USD, khiến sản phẩm may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường này có giá thành cao hơn sản phẩm nội địa. Dự kiến năm 2016, sản xuất vải dệt từ sợi bông, sợi tổng hợp, sợi nhân tạo đạt 1.080,9 triệu m2.

Ngành da giày

Các hiệp định thương mại đang tạo cơ hội cho ngành da giày, dự kiến sản xuất giày dép các loại năm 2016 đạt 314 triệu đôi, kim ngạch xuất khẩu đạt 16 – 17 tỷ USD, phấn đấu tỷ lệ nội điạhóa đạt từ 60 – 65%.

Tuy nhiên, đơn hàng gia tăng thì các thị trường như EU, Mỹ cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này đòi hỏi các DN ngành da giày phải đầu tư mạnh công nghệ, chất lượng, đẩy mạnh liên kết phát triển chuỗi cung ứng nguyên liệu.

Ngành giấy

Dự kiến năm 2016 sản lượng giấy các loại đạt 1,8 triệu tấn. Trong đó, sản xuất giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam tăng khoảng 4%, đạt 120,5 nghìn tấn, tập trung tăng sản lượng giấy in, giấy viết và giữ năng suất giấy Tissuae.

Để đạt mục tiêu, nhiệm vụ của ngành giấy vẫn là tập trung vốn, nhân lực… để thực hiện các dự án đầu tư, đảm bảo chất lượng, phát triển ổn định nguồn nguyên liệu; phát triển thị trường xuất khẩu.

Ngành Bia – Rượu - Nước giải khát

Cạnh tranh trên thị tường đồ uống ngày càng gay gắt và phức tạp, đặc biệt là các loại đồ uống của các hãng nước ngoài tại Việt Nam. Giá nguyên vật liệu sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, cao hơn, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận của ngành.

Theo đó, ước sản lượng sản xuất năm 2016 đạt khoảng 4.424 triệu lít bia các loại (tăng 30%); ngành rượu được dự báo không tăng trưởng nhiều do chính sách thắt chặt kinh doanh.

(Theo CafeF)

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

HSC: Thị trường có thể tăng nhẹ cuối năm và chạm 750 điểm vào 2016

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ