Tình trạng dư thừa thép không gỉ tại Trung Quốc sau khi Indonesia mở rộng công suất sản xuất đang đe dọa không chỉ các nhà máy thép không gỉ trên toàn cầu mà cả các nhà sản xuất nickel – nguyên liệu sản xuất thép không gỉ.
Việt Nam- Trung tâm công nghiệp mới ở Đông Nam Á
- Cập nhật : 31/07/2018
Báo cáo mới nhất về bất động sản công nghiệp của Công ty Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cho thấy lĩnh vực bất động sản công nghiệp Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng, tạo cơ sở cho kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm công nghiệp mới ở Đông Nam Á.
JLL Việt Nam đánh giá trong vòng 20 năm qua, Việt Nam không ngừng phát triển để dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. Nếu như năm 1986 Việt Nam chỉ có khoảng 335 ha đất dành riêng cho các khu công nghiệp, đến năm 2018, con số này đã lên đến 80.000ha.
Phân tích của JLL chỉ rõ, sự tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ các yếu tố: Việt Nam đang phát triển ngành kinh tế xuất khẩu; sự phát triển của các khu công nghiệp và kinh tế chuyên biệt và có quy hoạch cụ thể; các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia; sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền nhiều địa phương có nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư ngoại vào khu công nghiệp, khu chế xuất như: miễn visa cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu đãi thuế đất; cơ chế hải quan 1 cửa nhanh chóng…Ngoài ra, lợi nhuận trên chi phí (YOC) khá cao từ 11-12% so với các nước trong khu vực khiến cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam khá hấp dẫn.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm miền Nam được xem là khu vực tiên phong trong thị trường này với sự tập trung của rất nhiều ngành hàng truyền thống. Với lợi thế phát triển sau, vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc lại thu hút nhiều nhóm nhành công nghê cao và tiên tiến hơn. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là khu vực mới được tập trung phát triển gần đây.
Các chuyên gia cũng lưu ý đến một yếu tố nữa để khẳng định vị trí của Việt Nam trong việc dần xuất hiện vai trò trung tâm công nghiệp mới của châu Á là việc Trung Quốc dần chuyển từ nền công nghiệp cơ bản thâm dụng nhiều lao động sang một nấc thang mới trong chuỗi giá trị đã tạo ra một làm sóng dịch chuyển công xưởng ra khỏi nước này đến các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Nhờ vào vị trí chiến lược của mình, Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi và cơ hội cần phải nắm bắt kịp thời. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng để cơ hội không bị “vuột” đi, Việt Nam cần gấp rút nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thẩm thấu được các dự án có thể “đổ bộ” vào Việt Nam trong nay mai.
Hai yếu tố giúp thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam phát triển nữa đó là thị trường logistics đang chuyển mình cùng việc cách mạng công nghiệp 4.0. Một trong những thách thức nhất của Việt Nam trong vòng vài năm tới chính là việc làm sao có thể thích nghi nhanh chóng và nắm bắt được những thay đổi do công nghệ và tự động hóa do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Giám đốc thị trường JLL Việt Nam Nguyễn Huyền Trang nhìn nhận, thương mại điện tử cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của bất động sản công nghiệp. Việt Nam và Indonesia nhiều khả năng trở thành thị trường lớn nhất về thương mại điện tử của khu vực.
Ông Stephen Wyatt- Tổng Giám đốc JLL Việt Nam nhận định: Chúng tôi tin rằng thị trường công nghiệp Việt Nam sẽ sớm chuyển mình và phát triển lên một tầm cao mới, Việt Nam sẽ chuyển dịch từ một thị trường sử dụng nhiều lao động sang thị trường phát triển tập trung nhiều vốn.
Nguồn: Quang Lộc/Báo Công thương điện tử