Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc phải rà soát, đánh giá toàn diện các mặt về hiệu quả kinh tế, công nghệ, phương án tiêu thụ sản phẩm, thị trường và các tác động về mặt xã hội của việc khởi động lại dự án mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), ngày 25/4, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tổ chức cuộc họp về dự án này.
Nam Định khởi công khu công nghiệp dệt may lớn nhất nước
- Cập nhật : 18/04/2017
Ngày 18/4, tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, UBND tỉnh Nam Định tổ chức khởi công xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp dệt may Rạng Đông.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Ngô Gia Tự khẳng định, đây là khu công nghiệp dệt may quy mô lớn nhất toàn quốc và là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh.
Tại buổi lễ, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Rạng Đông đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư với một số đơn vị về việc triển khai Dự án “Làng dệt may” với quy mô khoảng 40ha và xây dựng nhà máy dệt nhuộm quy lớn.
Xây dựng Khu Công nghiệp dệt may Rạng Đông có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển Nam Định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Ông Ngô Gia Tự cho biết, Nam Định hiện có trên 480 doanh nghiệp, cơ sở dệt may với trên 70.000 lao động làm việc trong lĩnh vực này. Giá trị ngành dệt may mang lại hàng chục nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh nên hi vọng rằng sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, Khu Công nghiệp dệt may Rạng Đông sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để dự án hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư, ông Ngô Gia Tự đề nghị, nhà đầu tư cần huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Cùng với đó, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư tại khu công nghiệp.
"Không phát triển công nghiệp bằng mọi giá, chú ý lựa chọn những nhà đầu tư lớn, ứng dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường", ông Tự nhấn mạnh.
Theo ông Trần Minh Hoan, Trưởng ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Nam Định, Khu Công nghiệp dệt may Rạng Đông có tổng quy mô dự án (3 giai đoạn) trên 2.000ha; giai đoạn 1 với diện tích 520ha, giai đoạn 2 có diện tích 850ha, khu vực phụ cận 675ha.
Đơn vị thi công triển khai phương tiện máy móc khởi công xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp Dệt may Rạng Đông.
Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông cách thành phố Nam Định 50km theo tỉnh lộ 490C, cách đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tính từ nút giao thông Cao Bồ 46km theo đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Bên cạnh đó, với vị trí giáp biển, thuận lợi cho vận tải đường biển và đường bộ, nhất là khi tuyến đường cao tốc ven biển Việt Nam được hoàn thành. Khu công nghiệp này còn nằm giữa hai con sông lớn là sông Đáy và sông Ninh Cơ với nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy cung cấp nước để phục vụ cho các cơ sở dệt nhuộm…
Nhằm hình thành khu công nghiệp trọng điểm dệt may, Khu Công nghiệp dệt may Rạng Đông ưu tiên khuyến khích các nhà đầu tư trong ngành dệt may , hướng đến mục tiêu vào năm 2020 trở thành trung tâm dệt vải đạt sản lượng 1 tỷ mét/năm. Năm 2025 , nâng sản lượng vải lên 1,5 tỷ mét và hoàn thiện chuỗi cung ứng. Đến năm 2030, hình thành đô thị thương mại, dịch vụ dệt may thời trang hiện đại.
Để đảm bảo quy định về môi trường , tại đây sẽ được xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 110.000m3/ngày, nước được xử lý theo tiêu chuẩn quốc gia (cột A) và được xả thải ra biển qua hệ thống kênh dẫn.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Rạng Đông Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, trong tiến trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dệt may luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, ngành dệt nhuộm Việt Nam thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Năm 2016, cả nước nhập 5,5 tỷ mét vải.
Để khắc phục tình trạng trên , mục tiêu đặt ra là phải nâng sản lượng vải nội địa từ 2,85 tỷ mét (năm 2016) lên gần 18 tỷ mét năm 2025. Vì vậy , bên cạnh chính sách ưu đãi đầu tư, Chính phủ đã cho phép thành lập một số khu công nghiệp dệt may lớn tại những địa phương có điều kiện phù hợp; trong đó, Nam Định được hoạch định để hình thành trung tâm dệt may của miền Bắc.
Tại buổi lễ, đại diện Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Rạng Đông đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư với một số đơn vị về việc triển khai Dự án “Làng dệt may” với quy mô khoảng 40ha và xây dựng nhà máy dệt nhuộm quy lớn.
Tin, ảnh: Vũ Văn Đạt (TTXVN)