HVS Việt Nam cho rằng, giá dầu ít nhiều làm doanh thu và lãi gộp của GAS giảm sút. Nhưng sự giảm sút này là không tương đương với sự sụt giảm giá dầu.

Trong khi nhiều mặt hàng trong nước sản xuất được người tiêu dùng ưa chuộng thì máy móc, thiết bị, vật tư chất lượng cao lại bị chủ đầu tư “bỏ rơi”, ưu tiên hàng ngoại nhập.
Nhà sản xuất nội địa “ngậm ngùi”
Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 2313/QĐ-BCT ngày 4/5/2012 và sau đó tiếp tục bổ sung tại Quyết định số 1371/QĐ-BCT ngày 19/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Danh mục này cũng đã được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương (moit.gov.vn). Dù vậy, nhiều chủ đầu tư trong nước, không rõ vô tình hay hữu ý, đã bỏ qua danh mục quan trọng này.
Không ít hồ sơ mời thầu đặt điều kiện tiên quyết máy móc, thiết bị phải là hàng nhập ngoại, loại bỏ hàng sản xuất trong nước ngay cả với những sản phẩm, nguyên liệu đã nằm trong danh mục nói trên. Theo đó, hồ sơ mời thầu luôn yêu cầu hàng hóa phải có xuất xứ từ các nước phát triển như G7 hoặc ít ra cũng phải có xuất xứ từ Singapore, Thái Lan hoặc Hàn Quốc. Không những vậy, còn có quy định, sản phẩm phải nhập khẩu đồng bộ, nguyên chiếc.
Bên cạnh việc nhiều chủ đầu tư ít quan tâm đến danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất thì vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này dẫn đến tâm lý “sính” hàng ngoại, vô hình trung tạo lực cản đáng kể với các nhà sản xuất trong nước.
Nâng cao năng lực chủ đầu tư
Theo các chuyên gia kinh tế, để tạo chỗ đứng cho các thương hiệu máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu sản xuất trong nước, việc nâng cao năng lực của các chủ đầu tư là chuyện cấp thiết. Nguyên nhân do nhiều chủ đầu tư năng lực hạn chế, không có khả năng chia nhỏ gói thầu thành gói thầu sử dụng thiết bị trong nước sản xuất hoặc thiết bị nhập khẩu.
Một khâu nữa, theo các chuyên gia cũng rất quan trọng, là cần có các cơ chế để phát huy vai trò của các chủ đầu tư trong việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị vật tư trong nước trong công tác đấu thầu.
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 494/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, thực tế cho thấy đã đến lúc cần sửa đổi bổ sung chỉ thị này. Theo đó, đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, trong hồ sơ mời thầu không quy định cụ thể về xuất xứ hàng hóa, không đưa yêu cầu hàng hóa phải nhập khẩu nguyên chiếc, nhằm mở rộng sự tham gia của các nhà thầu là nhà sản xuất, cung ứng trong nước để bảo đảm thúc đẩy sản xuất trong nước.
HVS Việt Nam cho rằng, giá dầu ít nhiều làm doanh thu và lãi gộp của GAS giảm sút. Nhưng sự giảm sút này là không tương đương với sự sụt giảm giá dầu.
Dệt may được xem là một trong những ngành hưởng lợi nhất khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.
Chỉ những doanh nghiệp có nền tảng vững chắc, chiến lược đúng, khác biệt về công nghệ mới hy vọng có cơ hội “sống” khi thuế suất nhập khẩu ô tô về 0%
Có tới 75% DN dệt may làm gia công, cùng yêu cầu quy tắc xuất xứ từ vải có thể khiến cho DN dệt may chỉ tận dụng được khoảng 50% ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU.
Theo chứng khoán Rồng Việt, các doanh nghiệp ô tô, bao bì, dược và cáp điện sẽ hưởng lợi trong khi các ngân hàng, vật liệu xây dựng, cao su, hàng gia dụng, thủy sản, phân bón, dầu khí, thép và du lịch bị ảnh hưởng tiêu cực.
Thông tư liên tịch số 44 về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và xuất khẩu, Hiệp định thương mại tự do FTA...đã tác động mạnh lên thị trường thép 2015.
Các vấn đề như sở hữu trí tuệ, dược phẩm, nông hóa phẩm, vi phạm bản quyền đến mức phải xử lý hình sự đối với những nơi vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ là những vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm khi Việt Nam tham gia vào TPP hay FTA.
Từng kỳ vọng rất nhiều về “đầu ra” cho sản phẩm nội sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 494/ CT-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2010 (Chỉ thị 494/ CT-TTg) về việc tăng cường sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được trong công tác đấu thầu, nhưng 5 năm qua, nhiều DN tại Bình Dương phải ngậm ngùi” vì hàng nội bị phân biệt đối xử so với hàng ngoại.
Các hợp đồng cơ khí thường có giá trị thấp, lại có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các DN. Các DN thiếu nguồn ưu đãi hỗ trợ, ảnh hưởng tới việc tham gia đấu thầu các công trình giá trị lớn.
Với năng lực còn nhiều hạn chế như hiện nay, nguồn nguyên liệu vẫn là bài toán không dễ vượt qua của DN ngành nhựa.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự