Ngày 24/8 đã trở thành phiên giao dịch “ấn tượng” nhất kể từ đầu năm nay 2015 khi VN-Index đột ngột giảm tới 29,37 điểm, tương ứng giảm 5,28%.Vốn hóa toàn thị trường giảm khoảng 64.000 tỷ đồng.
Trung Quốc suy yếu ảnh hưởng thế nào đến thị trường toàn cầu?
- Cập nhật : 24/08/2015
(Tin kinh te)
Trong vài tuần gần đây, thị trường toàn cầu liên tiếp chịu những cú sốc lớn từ Trung Quốc, từ khủng hoảng chứng khoán, quyết sách tiền tệ cũng như báo cáo kinh tế ảm đạm.
Tuần trước, quyết định phá giá nhân dân tệ của Trung Quốc đã dấy lên những lo ngại về tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu, từ đó ảnh hưởng đến phần lớn các loại tài sản.
Thậm chí, chỉ số chứng khoán S&P 500 - vốn là chỉ số ổn định kể từ đầu năm 2015 - cũng phải giảm mạnh theo nhân dân tệ. Phiên 21/8, chỉ số S&P 500 ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong 18 tháng qua. Kết quả là, giới đầu tư bán mạnh cổ phiếu của một số "đại gia" trên thị trường chứng khoán năm 2015, như Netflix, Apple và Amazon.
Thị trường chứng khoán châu Âu theo đó cũng bước vào thời kỳ điều chỉnh ngắn hạn trong khi cổ phiếu tại các thị trường mới nổi ghi nhận tuần giảm điểm mạnh nhất trong hơn 3 năm qua. Thị trường chứng khoán tại Hong Kong, Indonesia và Đài Loan cũng lần lượt giảm điểm.
Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất hết số điểm đạt được kể từ đầu năm 2015.
Việc Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu của nhân dân tệ cũng dấy lên lo ngại về cuộc chiến tranh tiền tệ mới trên toàn cầu.
Sau Trung Quốc, Việt Nam và Kazakhstan cũng quyết định thay đổi biên độ tỷ giá của nội tệ. Đồng tiền của các thị trường mới nổi theo đó đồng loạt xuống thấp kỷ lục. Đồng ringgit của Malaysia bắt đáy 17 năm và là đồng tiền giảm mạnh nhất khối thị trường mới nổi trong tháng 8/2015, sau ruble của Nga. Đồng peso của Colombia hiện cũng giao dịch ở mức thấp nhất lịch sử.
Bên cạnh chứng khoán và tiền tệ, thị trường hàng hóa toàn cầu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình kinh tế suy yếu của Trung Quốc. Chỉ số Hàng hóa của Bloomberg xuống thấp nhất kể từ năm 2002 do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc suy yếu và giá dầu thô lao dốc.
Trong đó, giá đồng, nickel, kẽm, nhôm, thiếc và chì đồng giảm mạnh. BlackRock ước tính, giới đầu tư đã liên tục rút vốn ra khỏi các quỹ ETF hàng hóa trong 5 tháng qua.
Trái lại, vàng là một trong một số điểm sáng trên thị trường hàng hóa khi có tuần tăng giá mạnh nhất 7 tháng qua vào tuần trước. Nguyên nhân chủ yếu nhờ nhu cầu đầu tư vào các tài sản an toàn tăng mạnh trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu biến động liên tiếp.
Kết quả là, giới đầu tư bắt đầu mất niềm tin vào khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 9/2015. Thay vào đó thị trường đồn đoán, Fed sẽ chọn một thời điểm khác trong cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Giống như vàng, đồng yên - một tài sản trú ẩn an toàn khác của giới đầu tư - cũng có tuần tăng giá mạnh nhất 9 tháng vào tuần trước.
Tuy nhiên, USD đang dần suy yếu với nhiều đồng tiền chủ chốt, dẫn tới lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh. Lợi suất trung bình trên trái phiếu chính phủ của các nước phát triển hiện đang ở mức thấp nhất 3 tháng, theo Bloomberg.