Ngày 31-8, truyền thông Trung Quốc đưa tin một phóng viên tài chính nhận tội “gây bất ổn và hoang mang” trên thị trường chứng khoán nước này, dẫn tới “tổn thất nghiêm trọng”.
Trung Quốc phải mất bao nhiêu để cứu thị trường chứng khoán?
- Cập nhật : 31/08/2015
(Chung khoan)
Một vấn đề nhức nhối nữa cho Trung Quốc lúc này đó là phải bỏ ra bao nhiêu tiền của để cứu thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, không giống như gói cứu trợ năm 2008 – 2009 của Mỹ, kiểu đầu tư ở Trung Quốc là mua vào khi thị trường đạt đỉnh, bán ra khi ở đáy. Do đó, để thu về lợi nhuận giống như ở Mỹ dường như là điều không thể ở thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Chỉ số Shanghai Composite dao động ở ngưỡng 2.000 đến 2.400 điểm trong giai đoạn 3 năm trước khi bong bóng hình thành. Nếu chỉ số này tái lập ngưỡng đó, nghĩa là sẽ giảm thêm 20% nữa từ mức điểm gần đây. Khi đó, chính quyền Trung Quốc sẽ phải tìm cách để ngăn chặn mất mát này, và dù bằng cách nào cũng sẽ gây sức ép hơn nữa lên nền kinh tế vốn đang trên đà giảm tốc.
Tuy chưa con số chính thức về số tiền mà chính phủ Trung Quốc đã chi ra giải cứu thị trường, nhưng theo ước tính hồi đầu tháng 8 của Goldman Sachs, con số này có thể lên tới 900 tỷ nhân dân tệ (141 tỷ USD) trong khi Trung Quốc sẵn sàng chi 2.000 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ thị trường.
Trong khi đó, nếu tính cả số tiền mà các doanh nghiệp nhà nước bị ép mua lại cổ phiếu, con số này có thể lên tới 3.500 tỷ nhân dân tệ, theo đánh giá của giới đầu tư. Đó là chưa kể giá trị các cổ phiếu bị cấm chuyển nhượng.
Các ngân hàng có thể không thua lỗ do các khoản cho vay đã được thế chấp nhưng họ có thể bị cấm bán cổ phiếu mà họ đang giữ làm thế chấp, và tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn cho vay của họ. ANZ ước tính, tổng khoản vay thế chấp bằng cổ phiếu ở Trung Quốc khoảng 720 tỷ nhân dân tệ.
Trung Quốc hiện thâm hụt ngân sách khoảng 2,7% GDP trong khi tỷ lệ nợ trên GDP gần 20%. Tuy nhiên, đây chưa phải là bức tranh toàn cảnh. IMF ước tính, thâm hụt ngân sách thực sự của Trung Quốc có thể gần 10%/năm. Tổ chức này cũng dự báo, tỷ lệ nợ chính phủ/GDP có thể chạm ngưỡng 60% trong năm nay, từ 47% năm 2011.
Hơn nữa, ở Trung Quốc việc ngân hàng trung ương cho vay trực tiếp và can thiệp vào thị trường trái phiếu không phải là điều cấm kỵ hoàn toàn. Điều này cũng kéo theo rủi ro Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào chính sách tiền tệ để khôi phục kinh tế trong khi đáng lẽ họ cần cải tổ hơn nữa các nền tảng kinh tế.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)