Tuần này, cổ phiếu HQC từ vị trí thứ hai của tuần trước vươn lên dẫn đầu sàn HoSE về khối lượng giao dịch, đạt 24,9 triệu đơn vị. Kế đến là mã cổ phiếu ITA, có khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng 18,9 triệu đơn vị và các vị trí còn lại trong top 5 thuộc về HAG, FLC, FIT.
Chống chuyển giá qua công ty con: Chưa rõ luật sẽ còn nhiều trường hợp như Sabeco?
- Cập nhật : 30/10/2015
(Doanh nghiep)
Đề xuất sửa luật được đưa ra sau vụ việc Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) bị Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu hơn 408 tỷ đồng tiền thuế.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng dự thảo sửa đổi quy định về giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa sản xuất trong nước qua công ty con vẫn không giải quyết được vấn đề chống chuyển giá.
Hiện giá tính thuế TTĐB đối với cơ sở sản xuất bán hàng qua công ty con được quy định là giá do cơ sở sản xuất bán ra. Cụ thể, theo khoản 9 Điều 4 Nghị định hiện hành quy định: “Thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”.
Tuy nhiên, trong tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đưa ra sáng ngày 27/10, nhiều người nộp thuế bao gồm cả cơ sở sản xuất có vốn đầu tư trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài, đều thành lập cơ sở thương mại là công ty con (100% vốn hoặc chiếm đại đa số cổ phần chi phối).
“Những công ty con này mua toàn bộ sản phẩm của các nhà máy sản xuất cũng là công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở thương mại. Sau đó công ty con tiếp tục bán hàng cho các nhà phân phối hoặc đại lý bán buôn độc lập để phân phối ra thị trường. Trên cơ sở đó, các cơ sở sản xuất đã khai giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của cơ sở sản xuất” – Bộ trưởng cho biết.
Như vậy, đối chiếu với thực tế hệ thống sản xuất, kinh doanh phân phối của nhiều công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con, tờ trình Chính phủ cho rằng hàng hóa dù được nhiều công ty con sản xuất dưới mọi hình thức (gia công, hợp tác, đặt hàng), sau đó giao lại cho công ty mẹ hay một công ty con thương mại thì chưa phải là bán ra vì quyền sở hữu, quyền định đoạt vẫn thuộc về công ty mẹ.
Do đó, để đảm bảo cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch, Chính phủ đề nghị sửa đổi quy định về giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra.
Trường hợp cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bán hàng cho các công ty con hoặc bán hàng cho công ty con khác trong cùng công ty mẹ thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do các công ty con bán ra thị trường.
Đề xuất sửa luật được đưa ra sau vụ việc Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) bị Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu hơn 408 tỷ đồng tiền thuế. Tuy nhiên, quy định hiện hành lại không quy định giá tính thuế qua công ty con nên Sabeco cho rằng việc truy thu tiền thuế là không phù hợp với quy định.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc truy thu thuế của Sabeco là bất hợp lý khi DN này thực hiện tính thuế theo đúng quy định của Luật hiện hành. Do đó,để đảm bảo tính công bằng cho doanh nghiệp và hiệu quả trong quản lý thuế, việc thay đổi cách tính thuế, các khái niệm liên quan như giá tính thuế bán buôn, bán lẻ, công ty con… cần được lấy ý kiến rộng rãi.
Trình bày báo cáo thẩm tra Luật sửa đổi các Luật về Thuế, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, đồng tình với đề xuất của Chính phủ đưa ra nhằm khắc phục tình trạng người nộp thuế lách luật, trốn thuế.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Chính phủ bỏ quy định “bán hàng qua công ty con khác” ra khỏi Dự thảo luật hoặc giải trình cụ thể hơn, do nội dung này không rõ ràng.
Theo đó, một số ý kiến cho rằng, quy định như Dự thảo luật chỉ điều chỉnh các trường hợp công ty mẹ nhập khẩu về bán qua công ty con mà chưa điều chỉnh đối với trường hợp công ty con nhập khẩu hàng hóa về bán qua công ty mẹ.
“Do đó, đề nghị cần bổ sung trong Dự thảo luật trường hợp công ty con nhập khẩu hàng hóa về phân phối hàng qua công ty mẹ để bán cho người tiêu dùng” – Chủ nhiệm Ủy ban TC-NS đề nghị.
Mục tiêu của quy định này là nhằm khắc phục tình trạng chuyển giá giữa công ty mẹ và công ty con. Tuy nhiên, Ủy ban TC-NS cho rằng quy định như Dự thảo luật cũng không giải quyết được vấn đề chống chuyển giá.
Bởi trên thực tế, giữa giá bán của cơ sở sản xuất và giá bán ra của cơ sở thương mại đã được khống chế tỷ lệ là 10% và cơ bản các công ty thương mại đều là công ty 100% vốn của công ty mẹ. Do đó, Ủy ban TC-NS đề nghị Chính phủ cần xem xét lại quy định này, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.