Chỉ số trái phiếu (Bond Index) từ đầu năm đến nay tăng 2,63% trong khi tỷ giá tăng xấp xỉ 5%, theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hnx). Đầu tư trái phiếu coi như lỗ!
Nhóm cổ phiếu ngành ôtô trở thành tâm điểm giao dịch trong tuần
- Cập nhật : 03/11/2015
(Chung khoan)
Tuần này, cổ phiếu HQC từ vị trí thứ hai của tuần trước vươn lên dẫn đầu sàn HoSE về khối lượng giao dịch, đạt 24,9 triệu đơn vị. Kế đến là mã cổ phiếu ITA, có khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng 18,9 triệu đơn vị và các vị trí còn lại trong top 5 thuộc về HAG, FLC, FIT.
Trên sàn HNX, cổ phiếu SHB đã soán ngôi vị dẫn đầu về khối lượng chuyển nhượng với 18,4 triệu đơn vị, tiếp đến là mã cổ TIG có khối lượng giao dịch đạt 13,6 triệu đơn vị đồng thời các mã KLF, KHB, PVX giữ các vị trí liền sau.
Quay lại diễn biến thị trường, hai phiên giao dịch cuối tuần, thị trường bật tăng điểm tích cực nhờ tâm lý hưng phấn quay trở lại và giúp VN-Index vượt thành công mốc cản 600 điểm.
Chốt tuần, VN-Index tăng 0,94% lên 607,37 điểm. Diễn biến giao dịch trên HNX khá tương đồng với HoSE, chỉ số này cũng tăng khá tốt trong hai phiên cuối tuần và cả tuần tăng nhẹ 0,83% lên 82,23 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngành ô-tô là tâm điểm thị trường trong tuần giao dịch, khi mã HAX tăng giá tới 19,57% và TMT tăng 19,42%. Mã SVC cũng có mức tăng khá tốt trong tuần song lại bất ngờ giảm sàn trong phiên cuối tuần, nên chỉ tăng nhẹ 0,59%.
Bên cạnh đó, một số mã cổ phiếu trụ cột của thị trường cũng có một tuần tăng khả quan và là động lực chính kéo chỉ số đi lên, có thể kể đến PGD (+ 12,5%), VNM (+2,61%), BVH (+2,52%), FPT (+4,67%), VIC (+ 2,48%), VCB (+1,71%), CII (+2.09%).
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí và bảo hiểm phần lớn đã giảm nhẹ trong cả tuần giao dịch, cụ thể BMI (-0,37%), BIC (-2,92%), GAS (-0,64%), PVD (-0,27%), PXS (-1,29%), CTG (-1,42%), BID (-2,03%), STB (-4,09%).
Trên sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh nhất là mã NAF với khối lượng 2 triệu đơn vị, đứng thứ hai là mã DCM đạt 1,3 triệu đơn vị, các vị trí kế tiếp là các mã HAG, SSI, VCB.
Ở chiều ngược lại, họ lại bán ròng mạnh nhất tại mã cổ phiếu HSG và HVG, khối lượng tương ứng 966.000 triệu đơn vị/mã.
Phía sàn HNX, mã VND được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 341.900 đơn vị. Các mã đứng ở những vị trí tiếp theo là BCC, CHP, IVS, VKC.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng nhiều nhất tại mã cổ phiếu VCG với 213.000 đơn vị, tiếp đến là các mã SHB, TNG, NTP, PVC.
Tuần qua, thị trường chủ yếu giao dịch trong xu thế giằng co quanh vùng 600 điểm của VN-Index, nhịp tăng giảm của thị trường nhìn chung khá trùng khớp với biên động giao dịch T+3 của dòng tiền ngắn hạn.
Tâm lý của nhà đầu tư bị chi phối khá lớn từ các tác động của các thông tin vĩ mô bên ngoài, như những con số công bố gần đây của Tổng cục Thống kê về chỉ số CPI tháng Mười tăng nhẹ.. hay 10 tháng của năm cả nước nhập siêu 4,1 tỷ USD, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 19,3 tỷ USD, tăng 41%.
Theo đánh giá chung từ giới chuyên gia, xu hướng tăng điểm của thị trường đang được duy trì tích cực. Tâm lý nhà đầu tư đã quen với vùng giá mới sau hơn ba tuần tích lũy đi ngang tại vùng đỉnh đồng thời tạo nền tảng vững chắc giúp các chỉ số bứt phá mạnh mẽ khi lực cầu được kích hoạt nhờ những diễn biến vĩ mô tích cực.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cũng cảnh báo, trong tuần tới trạng thái phân hóa sẽ diễn ra, dòng tiền có xu hướng tập trung vào các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh tích cực thông qua báo cáo kinh doanh quý 3.
Do đó, họ cảnh báo các nhà đầu tư trung và dài hạn nên tận dụng các phiên điều chỉnh của thị trường tích lũy thêm các mã tốt có thông tin hỗ trợ. Đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, hành động mua đuổi đối với các mã đã tăng mạnh sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậy chỉ nên mua-bán các mã đã có sẵn trong danh mục và cẩn trọng tại thời điểm VN-Index chạm vùng kháng cự mạnh quanh mốc 610 điểm - 615 điểm.