tin kinh te

Bí mật chương trình máy bay không người lái của Triều Tiên

(Tin kinh te)

Triều Tiên đã bí mật phát triển hệ thống máy bay không người lái trong hơn 25 năm, với nhiều thiết kế tiên tiến có cả khả năng không kích và xâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương. Dưới đây là cách thức nước này đã thực hiện điều đó.

Vụ máy bay không người lái của Triều Tiên xâm nhập không phận Hàn Quốc mới đây một lần nữa làm sáng tỏ về chương trình mở rộng hệ thống máy bay không người lái của nước này.
Vụ việc cũng làm nảy sinh những nghi ngờ liệu Hàn Quốc có khả năng bảo vệ không phận của mình hay không. Triều Tiên được cho là đang sở hữu khoảng 300 máy bay không người lái. Trong đó, một số chiếc có khả năng tiến hành các cuộc không kích "tự sát" cũng như trinh sát.
Cùng với kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình, máy bay không người lái của Triều Tiên có thể cung cấp cho Bình Nhưỡng khả năng loại bỏ các mục tiêu chủ chốt của Hàn Quốc mà không cần dùng những chiến thuật tiếp cận trực tiếp đầy rủi ro.

Khởi đầu từ Trung Quốc

Theo chuyên gia nghiên cứu quốc phòng Joseph Bermudez, Triều Tiên đã mua các máy bay không người lái (UAV) từ Trung Quốc trong giai đoạn 1988-1990. Chương trình phát triển của Bình Nhưỡng cũng bắt đầu trong khoảng thời gian này.

 

 uav duoc cho la 'ban sao' cua mqm-107 streaker (my) trong cuoc dieu hanh quan su cua trieu tien thang 3-2012. (anh: sputnik)

 UAV được cho là 'bản sao' của MQM-107 Streaker (Mỹ) trong cuộc diễu hành quân sự của Triều Tiên tháng 3-2012. (Ảnh: Sputnik)

Đến cuối năm 1993, Triều Tiên được cho là đã bắt đầu sản xuất các máy bay không người lái có thiết kế tương tự UAV ASN-104 của Trung Quốc, ban đầu được gọi là Panghyon (Lá chắn). Sau đó UAV Panghyon-2 cũng được Triều Tiên phát triển dựa UAV thế hệ kế tiếp của Trung Quốc ASN-105.
Năm 1994, Triều Tiên đã "tiếp xúc"với UAV trinh sát Tu-143 Reys của quân đội Syria. UAV loại này có một động cơ phản lực hỗ trợ. Triều Tiên được cho là đã "vũ trang hóa" các UAV của mình, có khả năng mang vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí sinh học.
Cùng năm, Triều Tiên cho mua 10 biến thể của Pchela-1T (Ong) là Shmel-1 (Ong nghệ) từ Viện nghiên cứu khoa học Kulon của Nga. Pchela-1T được phát triển bởi Cục Thiết kế Yakovlev, có hệ thống điều khiển vô tuyến nhưng không có khả năng hoạt động vào ban đêm.
Triều Tiên cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc mua thêm các UAV Pchela trong chuyến thăm của cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il (Kim Chính Nhật) tới Nga vào năm 2001. Trong khoảng thời gian đó, Viện Thiết kế Yakovlev đã phát triển Pchela-1IK, có điều khiển hồng ngoại và có khả năng bay trong đêm.

Chủ động triển khai
Năm 2005, tình báo Hàn Quốc đã nắm được một kế hoạch hành động chi tiết của Triều Tiên trong trường hợp chiến tranh. Theo kế hoạch, Triều Tiên sẽ chỉ đạo lực lượng quân sự của mình từ các hầm nằm sâu dưới mặt đất dựa trên thông tin tình báo từ vệ tinh gián điệp và các UAV.
Vào thời điểm này, Hàn Quốc phản ứng hoài nghi với thông tin cho rằng Triều Tiên có đủ UAV nhưng Seoul cũng thừa nhận rằng chương trình phát triển UAV của Bình Nhưỡng đang được tiến hành.
Hàn Quốc lần đầu tiên học cách vận hành UAV của Triều Tiên là vào năm 2010, khi Seoul phát hiện một UAV "vô danh" nằm trên biên giới biển Hoàng Hải. UAV này dường như đã được sử dụng để đánh giá các cuộc tập trận pháo binh của Triều Tiên và theo dõi phản ứng của một đơn vị quân sự Hàn Quốc gần đó. Quân đội Hàn Quốc lúc bấy giờ cho rằng đây là một UAV Tu-143.

Đến tháng 2-2012, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap News dẫn một nguồn tin quân sự cho hay Triều Tiên đã phát triển một máy bay không người lái được mua lại từ một quốc gia Trung Đông, được cho là Syria hoặc Ai Cập. UAV này được phát triển dựa trên MQM-107 Streaker của Mỹ. UAV sau đó được đem ra cho công chúng "chiêm ngưỡng" trong một cuộc diễu hành quân sự của Triều Tiên vào tháng 3-2012.

 

mot mau may bay khong nguoi lai roi tai han quoc duoc cho la cua trieu tien (anh: yonhap)

Một mẫu máy bay không người lái rơi tại Hàn Quốc được cho là của Triều Tiên (Ảnh: Yonhap)

Năm 2013, hình ảnh trên truyền hình Triều Tiên cho thấy UAV loại này được sử dụng trong một cuộc tập trận quân sự.

Chiến tranh hiện đại
Hàn Quốc chỉ đánh hồi chuông cảnh báo vào tháng 4-2014 khi ba "UAV nhỏ" dường như đến từ Bình Nhưỡng được phát hiện ở nước này. Các UAV đã được lập trình với hệ thống định vị GPS để chụp ảnh các kho quân sự chiến lược của Hàn Quốc, trong đó có phủ tổng thống ở Seoul. Ba UAV có thể đã rơi sau khi hết nhiên liệu.

Qua quá trình kiểm tra, kết quả cho thấy ba UAV trên là các biến thể từ UAV Sky-09 và UV10 do Trung Quốc chế tạo. Tình báo Hàn Quốc trước đó không hay biết gì về việc Triều Tiên sử dụng các UAV này.

 

nguoi dan ngam nhin may bay khong nguoi lai trieu tien trong mot cuoc dieu binh dieu hanh (anh: getty)

Người dân ngắm nhìn máy bay không người lái Triều Tiên trong một cuộc diễu binh diễu hành (Ảnh: Getty)

 

Trong một phát hiện sau đó, Hàn Quốc cho biết ba UAV trên đã từng xuất hiện trong các bức ảnh cho thấy lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đến thăm một căn cứ không quân hồi tháng 3-2013. Phát hiện trên đã dẫn các quan chức Hàn Quốc đến giả định rằng những chuyến bay thử nghiệm UAV đã được thực hiện trong không phận Hàn Quốc mà không ai chú ý đến.
Trước động thái này, Hàn Quốc cuối năm 2015 đã triển khai một hệ thống radar để phát hiện các UAV bay ở tầm thấp. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã hai lần thất bại trong việc sử dụng hệ thống radar trên để ngăn chặn các UAV của Triều Tiên bay trên khu vực phi quân sự (DMZ), cụ thể là giữa khoảng 22-8-2015 đến ngày 24-8.
Mới đây, quân đội Hàn Quốc đã ngăn chặn một UAV của Triều Tiên sau khi UAV này xâm nhập vào không phận Hàn Quốc. Quân đội nước này đã bắn cảnh báo và phát loa kêu gọi rút về lãnh thổ Triều Tiên.


Bảo Anh
Theo PLO.VN

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ