Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang mới đây vừa ký công văn số 846/UBND-KTTH chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cáp treo từ An Thới ra đảo Hòn Thơm và quần thể vui chơi, giải trí biển, khu dịch vụ nghỉ dưỡng Hòn Thơm.
95% vốn đầu tư vào dự án Bất động sản đều từ doanh nghiệp Việt
- Cập nhật : 21/08/2015
(Tin kinh te)
Theo đánh giá của CBRE Việt Nam, 95% nguồn vốn đầu tư vào các dự án BĐS hiện nay đều thuộc về các doanh nghiệp trong nước, từ 3-5% còn lại là từ vốn bên ngoài.
Tóm tắt
CBRE cũng nhận thấy rằng hoạt động của mọi nhà đầu tư đã trở nên sôi động hơn sau thời kỳ đóng băng quá dài vừa qua. Trên thị trường hiện nay, doanh nghiệp BĐS trong nước vẫn nắm vai trò chủ đạo và dẫn dắt thị trường.
Tuy nhiên, “cán cân” vốn đầu tư này đang bắt đầu thay đổi, có khả năng từ nay đến năm 2017 nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án BĐS sẽ tăng từ 30-45%.
Nắm giữ vai trò chủ đạo
Thực tế cho thấy, tuy thị trường BĐS Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia, nhưng thời gian qua việc cụ thể hóa những nguồn vốn đầu tư này vẫn còn khá hạn chế. Vốn FDI cam kết đầu tư vào các dự án BĐS tại Việt Nam đang đứng thứ 2 trong tổng nguồn vốn nước ngoài tính đến hết quý 2, tuy nhiên hiện chỉ có một vài dự án được triển khai.
Đánh giá của một số nhà đầu tư nước ngoài cho thấy, thị trường BĐS Việt Nam có những yếu tố phát triển thuận lợi như tốc độ đô thị hóa tăng cao, dân số trẻ, chính trị ổn định, chính sách phát triển thị trường BĐS đã cởi mở và thông thoáng nhiều. Chính vì yếu tố này mà ngày càng nhiều nhà đầu tư BĐS đa quốc gia tăng tốc đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam, tạo tính cạnh tranh mạnh mẽ cho thị trường.
Tuy nhiên, điều họ cần nhất hiện nay là thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư và chuyển nhượng dự án cần phải rõ ràng, đơn giản hơn nữa.
“Thị trường BĐS Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi tốt, nhà đầu tư trong và ngoài nước đã bắt đầu quay trở lại thị trường, thể hiện ở mối quan tâm vào phân khúc chung cư và nhà ở bán. CBRE cũng nhận thấy rằng hoạt động của mọi nhà đầu tư đã trở nên sôi động hơn sau thời kỳ đóng băng quá dài vừa qua. Trên thị trường hiện nay, doanh nghiệp BĐS trong nước vẫn nắm vai trò chủ đạo và dẫn dắt thị trường”, ông Marc Towsend, Tổng Giám đốc công ty TNHH CBRE Việt Nam, nói.
Cũng theo nhận định của ông Marc Townsend, thay đổi lớn nhất trong 10 năm qua của thị trường BĐS Việt Nam chính là thay đổi trong sự cạnh tranh, nguồn cung và chính các dự án nhà ở. Doanh nghiệp BĐS trong nước đã được tôi luyện qua một quá trình phát triển khá dài, đầy thử thách. Từ đó, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam giờ có thể nói là đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia, từ việc phát triển dự án, thiết kế đến khả năng đầu tư các khu phức hợp, khu đô thị lớn. Trong đó, DN BĐS Việt giờ đây đã bắt đầu làm chủ, nắm phần thắng trong các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) khá lớn với những đối tác nước ngoài.
Nhà đầu tư ngoại đã quay trở lại
Theo đó, các nhà đầu tư BĐS trong nước trước đây chỉ có lựa chọn duy nhất là vay vốn từ các nguồn trong nước. Hiện nay, họ có lựa chọn khác là huy động vốn từ nước ngoài. Ngày càng nhiều công ty bắt đầu xem xét khả năng bán trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp ngoại phát triển dự án…
"Tôi nghĩ chúng ta cần nhớ lại rằng thị trường Việt Nam vẫn còn là một thị trường nội địa, với chỉ một chút quan tâm từ những nhà đầu tư nước ngoài. Rất khó để đánh giá số vốn đầu tư nước ngoài vào khoảng 3% hay là 5%, nhưng điều chắc chắn là 95% tổng số vốn đầu tư vẫn đến từ các tổ chức trong nước. Theo quan sát của CBRE, sự thật là cứ 100 căn hộ được bán ra bởi bất kỳ nhà đầu tư nào thì 95% số vốn trong đó là vốn nội địa”, ông Marc khẳng định.
Tuy nhiên, “cán cân” vốn đầu tư này đang bắt đầu thay đổi, có khả năng từ nay đến năm 2017 nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án BĐS sẽ tăng từ 30-45%. Lý giải về con số này, nhiều ý kiến khẳng định rằng các nhà đầu tư đang quay lại thị trường sau 5-7 năm ảm đạm và họ đang nhắm đến hai thị trường chính. Thứ nhất là những tài sản sinh lợi nhuận cao, đặc biệt là những tòa nhà văn phòng.
Điểm thu hút đầu tư thứ hai không gì khác ngoài thị trường nhà ở. Họ đang không chỉ nhắm đến các phân khúc cao cấp mà còn đến cả các phân khúc trung cấp và bình dân. Và họ đang hướng đến việc hợp tác với các công ty liên kết uy tín trong nước, bất kể là có được niêm yết hay không, để đầu tư vào thị trường nội địa.
Ngoài ra với tâm lý hưng phấn hiện tại khi mà những thay đổi về luật sở hữu dành cho người nước ngoài được ban hành, tất nhiên sẽ có những cá nhân nước ngoài nhắm đến việc mua các căn hộ trong thành phố với mục đích định cư. Tuy nhiên, phần đông những thành phần nước ngoài đều nhắm đến mục đích đầu tư trong thị trường hiện nay bằng chiến lược liên kết dài hạn với các nhà đầu tư trong nước.