Cho thuê đất trái phép, nợ thuế, là những vi phạm mà các cơ quan chức năng “lật tẩy” được từ hoạt động kinh doanh của Công ty CP Quốc tế Asean (Công ty Asean) có trụ sở tại số 4-6 phố Chùa Bộc (Hà Nội).
Dòng tiền đổ vào địa ốc cao cấp
- Cập nhật : 21/08/2015
(Tin kinh te)
Trong 7 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới lĩnh vực kinh doanh BĐS là 1,69 tỷ USD. Chỉ tính trong tháng 7/2015, ngành BĐS đã đón hơn 1,225 tỷ USD vốn FDI, gấp gần 3 lần so với cả 6 tháng đầu năm cộng lại.
Số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch cũng cho thấy đầu tư, kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong số 17 lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam.
Tín dụng ngân hàng đổ vào lĩnh vực bất động sản trong nửa đầu năm 2015 cũng đã tăng đáng kể. Tín dụng bất động sản hiện chiếm 8,3%, cao hơn mức 7,9% cùng kỳ năm ngoái. Nhiều ngân hàng với vai trò tài trợ vốn cho các dự án bất động sản đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng như lãi suất thấp, kỳ hạn vay dài, tỷ lệ cho vay lên tới 80-90%…
Để đón luồng gió mới này, ngay từ đầu năm, các chủ đầu tư đã chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm này với hàng loạt dự án được công bố khởi công, mở bán và cùng với những chương trình bán hàng khuyến mại khủng.
Đáng lưu ý phân khúc cao cấp vốn ảm đạm trong thời gian qua cũng được thức tỉnh và sôi động hơn do tác động kép từ nhiều hướng, trong đó có Luật kinh doanh bất động sản mới chính thức có hiệu lực từ 1/7/2015.
Theo thống kê của CBRE Việt Nam, riêng trong quý II/2015, có tổng cộng 5.137 căn hộ được mở bán mới từ 19 dự án, tăng 93% so với cùng kỳ 2014. Đáng chú ý, lần đầu tiên, căn hộ cao cấp chiếm tỷ lệ khoảng một phần ba tổng số căn mở bán mới (khoảng 30%), tỷ lệ này cao hơn trong tất cả các quý kể từ 2012 đến nay. Số căn hộ cao cấp tăng gấp 3 lần so với quý trước với 1.518 căn.
Luồng gió mới cho thị trường BĐS
Theo đánh giá các chuyên gia, trong thời gian tới, với hàng loạt chính sách hỗ trợ có hiệu lực như ngân hàng bảo lãnh người mua nhà hay cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam… sẽ tạo ra luồng gió mới cho thị trường bất động sản.
Tại nhiều quận nội thành của Hà Nội đều xuất hiện các dự án thuộc phân khúc cao cấp thu hút khách quan tâm như dự án Discovery Complex, Imperia Garden, Park Hills...Nhiều chủ đầu tư thậm chí còn chi mạnh tay, thúc đẩy tiến độ để nhanh chóng trở thành một trong những “gã khổng lồ” của Thủ đô như dự án Discovery Complex ở Cầu Giấy.
Chủ đầu tư dự án Discovery Complex cho biết, hiện các toà nhà trong dự án đã xây đến tầng 38 và chỉ còn vài tháng nữa sẽ hoàn thiện kết cấu bê tông của dự án và trở thành toà nhà cao thứ 3 tại Hà Nội.
Được biết, Discovery Complex là một khu phức hợp, trong đó tòa tháp văn phòng cao 38 tầng, tháp căn hộ cao 50 tầng.
Ông Vũ Hoàng Hiệp, phụ trách bán hàng của dự án cho biết : Năm nay tuy có số lượng các dự án lớn ồ ạt ra hàng cạnh tranh với dự án của chúng tôi, tuy nhiên với tiềm lực tài chính cũng như tiến độ xây dựng đến phần thân và sẽ hoàn thành trong năm sau. Cùng với các tiện ích từ 8 tầng trung tâm thương mại và 5 tầng hầm, cũng như sẽ là tòa nhà ở cao nhất tại thủ đô, chủ đầu tư chúng tôi vẫn tự tin dự án vẫn luôn là điểm nhấn trong trục phát triển chính của khu vực quận Cầu Giấy Hiện tại dự án chỉ còn lại những căn ở tầng cao và những căn thuộc vị trí đẹp.
Tương tự, nhiều dự án khác cũng cho biết, lượng giao dịch tăng đột biến ngay khi mở bán. Thậm chí có tình trạng tăng giá ngay trước thời điểm mở bán.
CBRE Việt Nam đánh giá, hiện tượng giá tăng chủ yếu tại phân khúc cao cấp và bình dân. Đối với phân khúc cao cấp, giá tăng tại các dự án quy mô lớn của chủ đầu tư có tên tuổi, cung cấp đầy đủ các tiện ích và hạng mục phụ trợ trong khu đô thị.
Thực tế thời gian gần đây, không ít các dự án bất động sản cao cấp sau thời gian “ngủ đông” cũng đã nhanh chóng tái khởi động, thay tên, đổi chủ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của một số chuyên gia, người mua cần cẩn trọng với hiện tượng tăng giá bất hợp lý, đặc biệt ở những dự án vừa khởi công, dù đã có khung pháp lý về bảo hộ người mua thông qua hình thức ngân hàng bảo lãnh.