Kiều bào muốn mua nhà đất trong nước cần phải chuẩn bị nhiều bước: xác minh nguồn gốc Việt Nam, quy trình chuyển tiền, thuê luật sư chuyên nghiệp, tìm đơn vị môi giới uy tín hỗ trợ giao dịch... mới có thể đầu tư an toàn, hiệu quả
Tồn kho BĐS "ngút trời" của 10 ông lớn địa ốc
- Cập nhật : 29/11/2015
(Bat dong san)
Tính đến 30/9/2015, 10 ông lớn BĐS được niêm yết trên sàn chứng khoán có khoản tồn kho lên đến gần 40.000 tỷ đồng, đa phần các tài sản này đều là chi phí xây dựng dở dang tại các dự án BĐS doanh nghiệp đang thực hiện.
Hàng tồn kho “chất đống” đang là vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp bất động sản khi mà thị trường vẫn chưa thực sự tốt trở lại. Tồn kho càng lâu thì gánh nặng nợ nần với chủ đầu tư càng lớn do phần lớn chi phí đầu tư được tài trợ bằng vốn vay.
Nhìn vào số liệu công bố từ các báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm từ các doanh nghiệp BĐS đang niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy số lượng hàng tồn kho BĐS vẫn còn rất lớn. Chỉ tính sơ bộ 10 đại gia địa ốc có số lượng tồn kho BĐS lớn thì con số này đã lên tới gần 40.000 tỷ đồng.
Giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp bất động sản bao gồm các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cho các dự án bất động sản dùng để bán như giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quỹ đất đã được bồi thường, chi phí san lấp mặt bằng và các chi phí đầu tư xây dựng phát sinh.
Dẫn đầu lượng tồn kho BĐS trong số 10 ông lớn là Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP (KBC). Tính đến 30/9/2015, khoản mục hàng tồn kho của KBC ở mức cao với 8.226 tỷ đồng tăng 8% so với số dư đầu năm. Dù lượng hàng tồn kho rất lớn nhưng chỉ chiếm hơn 60% trong tổng tài sản 13.442 tỷ của KBC.
Hàng tồn kho của KBC tập trung chủ yếu ở chi phí xây dựng dở dang tại các dự án xây dựng khu công nghiệp và nhà thu nhập thấp trong đó lớn nhất là dự án KCN và KĐT Tràng Cát (3.282 tỷ đồng), dự án KCN Tân Phú Trung (2.572 tỷ đồng).
Công ty cổ phần phát triển BĐS phát đạt (PDR) cũng nằm trong tốp những ông lớn có lượng tồn kho lớn. Theo báo cáo tài chính của Phát Đạt, tính đến cuối quý 3/2015, tổng giá trị hàng tồn kho (giá trị đầu tư dở dang các dự án) của công ty đạt 5.713 tỷ đồng.
Tồn kho của Địa ốc Phát Đạt tập trung ở giá trị quỹ đất đã được bồi thường, chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng và các chi phí đầu tư cho các dự án bất động sản đang triển khai. Cụ thể 2 dự án The EverRich 2 và The EverRich 3 có giá trị lớn nhất, lần lượt đạt 3.867 tỷ đồng và 1.595 tỷ đồng.
Quốc Cường Gia Lai (QCG) cũng là một trong những doanh nghiệp BĐS có lượng hàng tồn kho lớn. Theo báo cáo tài chính của công ty này, tính đến 30/9/2015 giá trị hàng tồn kho ở mức 5.311 tỷ đồng, chủ yếu là các dự án đang triển khai dở dang. Trong đó, đáng chú ý Dự án khu dân cư Phước Kiển chiếm đến hơn 70% giá trị hàng tồn kho với 3.715 tỷ đồng, tiếp đến là Dự án chung cư QCGL II với 557 tỷ đồng hàng tồn kho.
Công ty cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITA) cũng là một trong những quán quân về lượng tồn kho. Tính đến ngày 30/9/2015, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp này ở mức 4.722 tỷ đồng. Hàng tồn kho của ITA là các chi phí phát sinh trong quá trình phát triển các khu công nghiệp và các dự án BĐS dở dang, bao gồm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí lãi vay vốn hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tồn kho chủ yếu của ITA tập trung tại KCN Tân Đức (1.280 tỷ đồng) và Khu E-City Tân Đức (1.289 tỷ đồng).
Có giá trị tồn kho gần với tồn kho của ITA là CTCP Phát triển hạ tầng kỹ thuật (IJC). Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2015, hàng tồn kho chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản IJC với 4.344 tỷ đồng. Trong đó, công trình khu đô thị IJC có số dư cuối quý 3 là 2.144 tỷ đồng. Công trình này đang trong quá trình xây dựng, phần lớn hàng tồn kho ở dự án này phản ánh chi phí chuyển quyền sử dụng đất.
Còn lại một số dự án khác của IJC với tổng giá trị 2.322 tỷ đồng đang được dùng để thế chấp đảm bảo các khoản vay của Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Bình Dương và để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu của Công ty được mua bởi Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong Chi nhánh Bình Dương.
Đứng sau IJC, CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH)cũng có lượng tồn kho ở mức cao, tính đến 30/06/2015, hàng tồn kho của KDH tiếp tục tăng thêm gần 1.200 tỷ đồng, lên con số 3.260 tỷ đồng. Trong đó, phát sinh mới ở một số dự án như Bình Trưng hơn 202 tỷ đồng, Không gian xanh - Phú Hữu (Lucasta) 602 tỷ và nhà phố 210 tỷ.
Hàng loạt "ông lớn" khác cũng đang tồn kho tới hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý như Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI), Tính đến 30/9/2015, hàng tồn kho của BCI ở mức 2.251 tỷ đồng tăng 132 tỷ đồng so với số dư đầu năm. Trong đó chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng 2.239 tỷ đồng chiếm tới 99% trong tổng giá trị hàng tồn kho.
Lượng tồn kho của Công ty cổ phần kinh doanh nhà (ITC) tính đến ngày 30/6/2015 là 1.580 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu nằm trong chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tại các dự án Long Thới 1.038 tỷ đồng, Dự án Lý Chính Thắng 221 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn nhiều đại gia khác cũng đang mắc kẹt với lượng hàng tồn kho lớn. Đơn cửa như Sacomreal (SCR) với gần 2.746 tỷ đồng còn đang tồn kho ở các dự án., tăng nhẹ so với số dư đầu năm là 2.679 tỷ đồng. Nam Long với 3.187 tỷ đồng tăng hơn 20% so với con số đầu kỳ là 2.610 tỷ đồng trong đó tồn kho tại dự án Long An chiếm đén 1.368 tỷ đồng, dự án Phú Hữu 373 tỷ đồng, dự án Nguyên sơn hơn 330 tỷ đồng