Báo cáo của VNREA chỉ rõ tốc độ giảm tồn kho bất động sản đã chậm lại. Đến cuối tháng 2-2017, tổng giá trị tồn kho bất động sản vẫn còn khoảng 29.573 tỉ đồng.
Kênh đầu tư nào hút dòng tiền dịp cuối năm 2016
- Cập nhật : 27/12/2016
Trong cuộc đua đầu tư cuối cùng trong năm 2016, so với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, bất động sản vẫn là kênh chuyển động mạnh mẽ, thu hút vốn bậc nhất và có tính lâu dài của giới đầu tư. Vì thế, vào những ngày cuối cùng của năm 2016, địa ốc đang bùng nổ sắc màu mới.
Điều này được minh chứng ngay từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chỉ là một trong những người muốn có tâm lý “vừa giữ của, vừa sinh lời”, bà Dương Thị Liên Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, bà quyết định dồn số tiền tiết kiệm để mua nhà rồi cho thuê lại. Nếu khéo quản lý, khoản thu nhập từ việc cho thuê nhà hay bất động sản nói chung sẽ cao hơn mức lãi suất gửi ngân hàng. Thêm vào đó, theo tâm lý chung của người Việt nhà đất là kênh giữ tài sản bà Hương đặc biệt tin cậy & lựa chọn bất chấp các vấn đề lạm phát hay sự biến động của nền kinh tế vĩ mô…. Bà Hương cho rằng vàng và ngoại tệ với nhiều biến động đã không còn là kênh đầu tư hấp dẫn. Giá vàng liên tục lao dốc trong nhiều tháng qua đã khiến nhiều người dân nhanh chóng bán tháo để tránh lỗ. Giá vàng trên thế giới cũng trong tình trạng tương tự. Trong khi đó, giá ngoại tệ lại tăng liên tiếp, đặc biệt là tỷ giá đồng USD. Tuy nhiên, với mức lãi suất 0% áp dụng từ đầu năm 2016, tại Việt Nam, tỷ giá USD/VNĐ vẫn ổn định. Vì thế, việc đầu tư vào USD cũng không còn hấp dẫn.
Một kênh đầu tư khác là chứng khoán nhưng kênh đầu này chỉ dành cho người thực sự am hiểu về thị trường chứng khoán. Như vậy, tại thời điểm này, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả được phần đông ưa thích. Hơn nữa, đất đai lại không nở ra nên đầu tư bất động sản để đón làn sóng tăng giá là quyết định giữ tiền có giá trị lâu dài.
Về tầm vĩ mô, tính đến tháng 9 năm nay đã có hơn 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản. Bất động sản trở thành là kênh thu hút vốn FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ xếp sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Bên cạnh nguồn vốn trực tiếp, nguồn vốn cho bất động sản đang được mở rộng nhờ chính sách thay đổi và các hiệp định TPP, FTA thế hệ mới có hiệu lực. Các định chế tài chính như các quỹ đầu tư, quỹ tín thác (REITs), quỹ tiết kiệm hay quỹ hưu trí, các dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), gián tiếp (FII)…đang hoạt động hết công suất trên thị trường bất động sản, tạo thành một kênh hút vốn gián tiếp rất hiệu quả.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, 8 tháng năm 2016, tại Hà Nội có khoảng 10.250 giao dịch thành công, và TP Hồ Chí Minh có khoảng 10.200 giao dịch thành công, giá bán tăng từ 1-5%. Tuy nhiên, con số này vẫn tiếp tục gia tăng vào những tháng cuối năm. Bởi cuối năm, lượng kiều hối đổ vào thị trường gia tăng đáng kể, các ngân hàng hạ lãi suất… chính là các yếu tố khiến thanh khoản địa ốc tăng mạnh. Đặc biệt, một trong những điểm dễ nhận thấy là, vào những tháng cuối năm 2016, trên thị trường bất động sản việc xuất hiện một số dự án bất động sản cao cấp khi nhiều quỹ đầu tư lớn trong nước và nước ngoài đã đầu tư vào địa ốc Việt Nam thông qua nắm giữ cổ phiếu của các công ty địa ốc.
Chẳng hạn, trong tháng 11, tại Hà Nội, thị trường cũng đón nhận những nhà đầu tư mới gia nhập, được coi là ẩn số vàng trong những tháng cuối năm như sự gia nhập thị trường của thương hiệu Vimefulland tại Hà Nội trong tháng 11 vừa qua cụ thể bằng sản phẩm bất động sản đất nền cao cấp - dự án Belleville Hà Nội đẳng cấp ngay trung tâm nội đô Hà nội.
Sự xuất hiện của sản phẩm nhà phố thương mại shophouse tại địa chỉ B4- Nam Trung Yên góp phần sôi động vào thị trường sản phẩm đất nền trong khu vực. Khảo sát thị trường đất nền trong khu vực, nhà phố thương mại dự án The Premier trên đường Tôn Thất Thuyết đang được chào bán lại trên thị trường với giá từ 265 triệu/m2 cho vị trí mặt đường lớn. Hay các lô bên trong nội khu thuộc dự án A10 có mức giá từ 180 triệu/m2 và một số vi trí mặt đường được giới thiệu giá bán từ 255 triệu/m2 (bao gồm phí xây dựng). Trong khi đó, giá từ 180 triệu đến 270 triệu/m2 tương ứng với giá giới thiệu sản phẩm liền kề nội khu và nhà phố thương mại Belleville mặt đường Nguyễn Chánh & Mạc Thái Tổ. Theo thông tin từ môi giới chuyên giao dịch sản phẩm đất nền khẳng định, sản phẩm Nhà phố thương mại mặt đường Nguyễn Chánh sẽ không giao dịch dưới giá 255 triệu/m2 đất chưa bao gồm phí xây dựng. Khi dự án đưa ra, chỉ trong vòng 07 ngày làm việc, mặc dù giá trị không hề nhỏ từ 30 đến 40 tỉ đồng/lô tùy theo vị trí, toàn bộ các lô shophouse mặt đường Nguyễn Chánh đã hết sản phẩm. Hiện tại, một số lô liền kề bên trong nội khu đang được chào bán với giá từ 190 triệu/m2 gồm tiền đất & chi phí xây dựng. Có thể thấy, khu vực Nam Trung Yên với một số ít dự án thuộc trung tâm Hà Nội còn được quỹ đất nền đưa ra thị trường trong năm 2016. Các sản phẩm với giá trị “khủng” của khu vực Nam Trung Yên được giao dịch sôi động ngay sau ngày ra mắt chính là một trong những ví dụ điển hình cho việc dòng vốn đang đổ vào bất động sản ngày một lớn tại Hà Nội.
Còn nhận định về thị trường cuối năm, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, sự sôi động của thị trường còn do giá bất động sản tăng vào thời điểm cuối năm. So với năm ngoái, đất nền ở Hà Nội đã tăng khoảng 1.3%. Riêng ở những khu vực ven đô thị thì mức tăng cao hơn từ 10 - 15% khi nhiều tuyến đường đã và đang hoàn thành. Những yếu tố ấy giúp thị trường bất động sản cuối năm 2016 thật sự đang “bung lụa”.