Thời gian qua, gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng đã thực sự trở thành “cứu cánh”, biến giấc mơ an cư của hàng nghìn người thu nhập thấp trở thành hiện thực. Thời hạn giải ngân gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng sắp đóng lại (dự kiến tháng 6 năm nay), trong khi vẫn chưa có gói tín dụng tương tự nào ra đời khiến nhiều người thu nhập thấp lo lắng.
Chuyên gia nước ngoài nói gì về thị trường BĐS Việt Nam?
- Cập nhật : 23/12/2015
(Bat dong san)
Khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới trong tất cả các lĩnh vực, kể cả về lý thuyết đến thực tiễn của một loạt vấn đề như công nghệ, giáo dục, môi trường kinh doanh, mức sống… đều bắt đầu thu hẹp.
Tóm tắt
Theo nhìn nhận của nhiều chuyện gia phân tích nước ngoài, thị trường BĐS Việt Nam sắp trải qua chu kỳ phục hồi để chuẩn bị bước vào giai đoạn bùng nổ. Việt Nam tham gia đầy đủ các hiệp định kinh tế song phương và đa phương sẽ là bước ngoặc lớn cho dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS trong thời gian tới.
Đối với lĩnh vực BĐS, trong năm 2015, các công ty BĐS lớn tại một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… đã xuất hiện để nắm bắt những thông tin mới, đầu tư phát triển nhiều dự án BĐS lớn tại Việt Nam. Từ năm 2016 trở đi, khi thị trường BĐS trong nước bước vào giai đoạn bùng nổ, nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia này vào thị trường càng lớn mạnh.
Một báo cáo của Quỹ VinaCapital cho thấy số lượng nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam tăng 30% từ tháng 7/2015 đến nay. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện chủ động chuyển sang đầu tư chứng khoán và BĐS tại Việt Nam do lãi suất tiền gửi thấp, lạm phát giảm, thanh khoản dồi dào và vàng mất giá trong thời gian dài. Do vậy, thị trường BĐS vẫn tiếp tục phát triển tốt trong những năm tới
Theo lý giải của các chuyên gia kinh tế, lý do mà họ đến với Việt Nam xuất phát từ việc thị trường tại nơi chính quốc đã bão hòa, hoạt động đầu tư không còn khả năng sinh lợi cao. Thứ hai, tại Việt Nam vẫn có những yếu tố phát triển BĐS thuận lợi như tốc độ đô thị hóa tăng cao, dân số trẻ, chính trị ổn định, chính sách phát triển thị trường BĐS đã cởi mở và thông thoáng nhiều. Chính vì yếu tố này mà ngày càng nhiều nhà đầu tư BĐS đa quốc gia tăng tốc đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam, tạo tính cạnh tranh mạnh mẽ cho thị trường.
Ông Stephen Wyatt – Tổng Giám Đốc công ty Jones Lang Lasalle tại Việt Nam, cũng cho biết BĐS Việt Nam đang thu hút được sự chú ý từ những người mua nhà nước ngoài, những người đang tìm kiếm một chỗ đứng trong thị trường. Điều này là biểu hiện của một nền kinh tế đang phát triển và một thị trường bất động sản đã chạm đáy của chu kỳ phát triển.
Chung quan điểm, ông Jeff Foo, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới BĐS Singapore đánh giá, các chính sách mới của Chính phủ Việt Nam dành cho thị trường BĐS sẽ giúp thiết lập một thị trường cân bằng, minh bạch và bền vững hơn trong giai đoạn tới. “Nhiều nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.”, ông Jeff Foo nói.
Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam, khẳng định rằng Việt Nam đang ở giữa “tâm chấn” của những hiệp định mang lại lợi ích to lớn là các định chế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ủy ban châu Âu (EU), hiệp định thương mại tự do (FTA), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Không có lựa chọn nào khác, Việt Nam phải đồng hành cùng với quá trình này và phải tiếp tục cải thiện hệ thống pháp luật.
Ngoài ra, với tâm lý hưng phấn hiện tại khi mà những thay đổi về luật sở hữu dành cho người nước ngoài được ban hành, tất nhiên sẽ có những cá nhân nước ngoài nhắm đến việc mua các căn hộ trong thành phố với mục đích định cư.
Tuy nhiên, ông Marc Townsend cho rằng phần đông những thành phần nước ngoài đều nhắm đến mục đích đầu tư trong thị trường hiện nay. Họ đang cố gắng mang đến cho Việt Nam những kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong thi công, phát triển và thiết kế dự án, chủ yếu là với những nhà thầu nội địa.
“Các nhà đầu tư hiện nay đang xây dựng những căn hộ nhỏ hơn rất nhiều, và chú ý hơn đến các tiện ích cũng như tiện nghi trong khâu thiết kế. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy các chủ đầu tư nước ngoài bắt đầu áp dụng những tiến bộ của thị trường Singapore hay Bangkok. Như ngày trước chúng ta có thể dễ dàng phân biệt một sản phẩm nội địa so với một sản phẩm nước ngoài, thì nay không dễ để chúng ta nhìn ra được sự khác biệt”, ông Marc nói.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Toshihiko Muneyoshi, đại diện quỹ Creed Group của Nhật Bản, nhìn nhận việc đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam đang trở thành một xu hướng chung của các nhà đầu tư Nhật Bản và tất nhiên, quỹ đầu tư Creed Group cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó.
Trong tương lai, Quỹ Creed Group sẽ tiếp tục đầu tư vốn mạnh vào thị trường BĐS Việt Nam thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp có thế mạnh về thị trường, quỹ đất tốt, đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp. Chiến lược đầu tư vốn của quỹ này sẽ không dừng lại ở phân khúc nhà ở tại thị trường Tp.HCM mà còn sẽ “săn” đón các dự án văn phòng, nhà xưởng và khách sạn tại một số thị trường tiềm năng khác trong cả nước.
Được biết, quỹ này cũng vừa “bắt tay” với một công ty địa ốc tại Tp.HCM để chuẩn bị đầu tư một dự án khu dân cư cao cấp tại quận 7, với gần 10.000 căn. Dự kiến dự án này sẽ được tái khởi động vào cuối quý 1/2016. Tiếp theo đó, hai bên tiếp tục phát triển một dự án với quỹ đất rộng hàng chục nghìn m2 trong năm 2017. Hiện mọi thủ tục đầu tư dự án đang được các đối tác triển khai thực hiện.