Ngoài quần thể Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, ít ai biết rằng tên tuổi của vị đại gia có duyên với những dự án du lịch tâm linh này còn gắn với hàng loạt siêu dự án nghìn tỷ khác khắp miền Bắc.
Cẩn trọng chiêu biến tướng bán hàng đa cấp
- Cập nhật : 20/02/2016
(Bat dong san)
Thời gian gần đây, dư luận rất hoang mang bởi những chương trình đào tạo môi giới bất động sản (BĐS) vận hành theo kiểu bán hàng đa cấp biến tướng gây nhiễu loạn xã hội và tạo sự bất ổn của thị trường.
Khóa học làm giàu từ bất động sản (Cty CP đầu tư giáo dục Think Big, có trụ sở tại Hà Nội), người của Cty đào tạo được bố trí ngồi xen kẽ với các học viên để hoạt náo, tung hô diễn giả
Đối tượng mà các chương trình bán hàng đa cấp biến tướng trên chủ yếu nhắm vào những người chưa có việc làm, sinh viên mới ra trường, người có ít tiền nhưng muốn làm giàu nhanh…
Những chiêu thức không mới nhưng vẫn hiệu quả
Các diễn giả của các khóa đào tạo môi giới BĐS thường áp dụng những chiêu thức rất cổ điển như chụp hình chung với một số doanh nhân thành đạt rồi tung lên facebook với những lời lẽ như: Được giao lưu với chủ tịch Tập đoàn A thật tuyệt vời, mình đã học hỏi được rất nhiều từ anh ấy… Hay họ bỏ tiền để được xuất hiện trên một số tờ báo hoặc truyền hình, sau đó lại đăng lên facebook để khoe.
Tuy nhiên, sự thật là nhiều doanh nhân sẵn sàng chụp chung một tấm hình vì phép lịch sự khi được mời, chứ họ không biết bị lợi dụng để khoe mẽ mối quan hệ. Còn việc có mặt trên các các báo, đài đều thì đều theo dịch vụ quảng cáo, PR dạng tự giới thiệu, phỏng vấn… và có thu tiền.
Bên cạnh đó, tại các buổi thuyết trình với các tên “hấp dẫn” như: Công thức thành công tuyệt đỉnh từ bất động sản; Bí quyết tích lũy hiệu quả để có tài sản triệu đô; Tự do tài chính bằng bất động sản; Bí quyết kiếm tiền tỷ từ bất động sản… thường có rất nhiều “chim mồi”.
Anh N.T.T – Giám đốc kinh doanh của một Cty BĐS tại TP Hà Nội cho biết, anh đã nhận được một lời mời đến tham dự một chương trình đào tạo môi giới BĐS miễn phí. Cũng vì tò mò và hy vọng giao lưu học hỏi kinh nghiệm, anh N.T.T đã tham dự. Tại đây, kiến thức mà anh N.T.T học hỏi thì chẳng có gì ngoài việc mời nộp tiền học khóa đào tạo mới hoặc đầu tư với lãi xuất cao 14%/năm. Trong khi thông tin dự án còn rất mù mờ thì những “chim mồi” ngồi xen kẽ người tham gia đã nô nức hô hào đăng ký nộp một khoản tiền lớn.
Với việc tự nhận mình là “chuyên gia BĐS số 1 Việt Nam” và “chưa từng thất bại một thương vụ nào trong lĩnh vực BĐS”, những diễn giả đã đưa ra nhiều lời mời rất hấp dẫn. Lợi nhuận cam kết được quảng cáo có khi gấp đôi lãi ngân hàng, cùng với đó là các chuyến nghỉ dưỡng tại các dự án sau khi công trình hoàn tất. Bên cạnh đó, nếu giới thiệu được khách mua, môi giới sẽ được chiết khấu 7% giá trị sản phẩm…
Cốt lõi để làm nảy sinh hàng loạt tiêu cực tại các sàn giao dịch và nhân viên môi giới BĐS là do tình trạng quản lý bán nhà ảo còn bất cập.
Chặn cách nào?
Đứng trước tình trạng “làm mưa, làm gió” của các “ông thánh” về môi giới BĐS những tháng vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 11/2015/TT-BXD vào ngày 30/12/2015. Thông tư số 11/2015 quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch BĐS; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch BĐS.
Theo đó, người dự thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS phải thi bắt buộc các nội dung như pháp luật liên quan đến kinh doanh BĐS; thị trường BĐS; đầu tư BĐS; phòng, chống rửa tiền trong kinh doanh BĐS. Thông tư 11/2015 bắt đầu có hiệu lực pháp luật từ ngày 16/12/2016.
Khi phát biểu trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tờ trình dự thảoLuật Kinh doanh BĐS, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã rất mạnh mẽ bày tỏ kỳ vọng. Theo vị Bộ trưởng Bộ Xây dựng, chúng ta mong muốn quản lý tốt môi giới nhưng hiện nay chưa làm được. Với quy định của dự luật, chúng ta sẽ siết lại, để ai đủ điều kiện thì tiếp tục môi giới và loại bỏ những đối tượng không phù hợp. Với việc ban hành Thông tư số 11/2015/TT-BXD, có thể thấy ý chí của Bộ Xây dựng trong việc kiểm soát các hoạt động môi giới BĐS trên là rất quyết liệt.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM Nguyễn Văn Đực cho rằng, với quy định trong Thông tư số 11/2015 của Bộ Xây dựng thì “chưa thể quản lý nổi”.
Theo ông Đực, cốt lõi để làm nảy sinh hàng loạt tiêu cực tại các sàn giao dịch và nhân viên môi giới BĐS là do đặc thù Việt Nam bán nhà “không giống ai”. Đặc biệt là tình trạng bán nhà ảo, gọi là nhà hình thành trong tương lai; thổi giá và bán hàng chụp giật đang được triển khai rất phổ biến. “Người muốn mua nhà ở thật sự đang bị nhiễu loạn thông tin, hoặc phải qua quá nhiều trung gian môi giới” – ông Đực chia sẻ.