tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thị trường bất động sản sẽ chuyển biến tích cực trong năm 2016

  • Cập nhật : 14/12/2015

(Bat dong san)

Nhận định về thực trạng thị trường, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng, năm 2016, thị trường vẫn chuyển biến tích cực với các dấu hiệu đáng chú ý như: tổng dư nợ tín dụng bất động sản năm 2015 lên đến 342.000 tỷ đồng, trong đó phân khúc nhà ở chiếm đến 39%; lượng tồn kho giảm mạnh trên từng phân khúc, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM.

Quy tụ hơn 800 khách mời là những lãnh đạo, cán bộ quản lý cao cấp từ các tập đoàn, chủ đầu tư và sàn giao dịch bất động sản uy tín nhất cả nước, “Dự báo xu hướng thị trường bất động sản 2016” do batdongsan.com.vn tổ chức diễn ra vào hai ngày 5/12 và 12/12vừa qua ở TP.HCM và Hà Nội được các chuyên gia trong ngành đánh giá là hội thảo chuyên đề có quy mô và chất lượng tổ chức lớn nhất trong năm, thể hiện ở giá trị thông tin và vai trò kết nối với các doanh nghiệp.

cac dien gia tai hoi thao

Các diễn giả tại hội thảo

Tại hội thảo, bên cạnh việc điểm lại các diễn biến nổi bật của thị trường bất động sản 2015, các diễn giả còn đưa ra những phân tích thực tế thị trường, nhận định các chính sách pháp luật mới, kinh tế vĩ mô, tài chính ngân hàng tác động đến thị trường trong năm 2016.

Cụ thể, nhận định về thực trạng thị trường, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng, năm 2016, thị trường vẫn chuyển biến tích cực. Dấu hiệu phát triển tích cực của thị trường nhà ở thể hiện ở các điểm như: tổng dư nợ tín dụng bất động sản năm 2015 lên đến 342.000 tỷ đồng, trong đó phân khúc nhà ở chiếm đến 39%; lượng tồn kho giảm mạnh trên từng phân khúc, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM.

Tuy nhiên, vẫn cần có sự nỗ lực của cơ quan nhà nước để khắc phục các nhược điểm của thị trường bất động sản như: cần đa dạng hóa sản phẩm, bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản; giảm lãi suất thêm nữa khi hiện nay trên thế giới lãi suất của các nước đã giảm nhiều; xem xét, “cởi trói” cho các dự án bất động sản thế chấp ở ngân hàng nước ngoài để vay vốn, vì các ngân hàng này có nguồn vốn trung hạn và dài hạn rất lớn, giá rẻ hơn các ngân hàng trong nước.

Trong khi đó, dưới góc độ tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu và TS. Cấn Văn Lực cho rằng, chuyển biến của kinh tế thế giới và xu hướng hợp tác Quốc tế có sẽ có những tác động quan trọng tới thị trường bất động sản Việt Nam, bao gồm cả yếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực vẫn chiếm ưu thế. Tiêu biểu như vừa qua đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được công nhận vào rổ tiền tệ IMF, việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tiền đồng, giảm lãi suất tiền gửi USD, cấm găm giữ ngoại tệ, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát….

Bàn về vấn đề giải pháp chính sách, ông Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng cho biết, hiện các Nghị định và Thông tư hướng dẫn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh hoặc đang trình Chính phủ, Bộ Xây dựng, dự kiến sẽ thông qua trong tháng 12/2015. Do vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn để thích ứng với sự thay đổi của chính sách nhằm tận dụng tối đa cơ chế mở cửa của Nhà nước.

Đặc biệt, chia sẻ về cơ hội của thị trường BĐS Việt Nam năm 2016, ông Jeff Foo - Chủ tịch Hiệp hội Môi giới Bất động sản Singapore, cho biết, khi Việt Nam mở cửa cho các dòng vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được nhiều loại hình nhà đầu tư đến Việt Nam, trong đó có các nhà đầu tư Singapore. Họ tới Việt Nam để mua nhà cũng như tham gia vào các liên doanh để phát triển các dự án BĐS thương mại, thậm chí là các dự án khách sạn.

(Theo Dân Trí) 

Hiện trong tổng số 10 doanh nghiệp lớn của Singapore đầu tư vào Việt Nam thì có đến 5 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bất động sản như Mapletree, Captial Land, Keppel Land, Vietnam Singapore Industrial Park, Sembcrop.

Trở về

Bài cùng chuyên mục