Ngày 27/11 đại hội cổ đông công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI) đã chấp thuận cho công ty Khang Điền (KDH) nhận chuyển nhượng cổ phiếu công ty này với tỷ lệ trên 25%.
Đầu tư bất động sản ở Việt Nam đang có gì “hot”?
- Cập nhật : 15/11/2015
(Bat dong san)
Việt Nam đang thu hút sự quan tâm trở lại của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhìn chung, niềm tin đầu tư đã quay lại thị trường BĐS, và cả người mua lẫn người bán đều đã tăng cường hoạt động trong những tháng gần đây.
Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua giai đoạn suy thoái trong vòng 4 hoặc 5 năm trước nhưng thị trường trong 12 tháng qua đã hồi phục trở lại và chúng tôi đang ghi nhận những dấu hiệu tích cực cũng như niềm tin vào thị trường nói chung.
Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực vào tháng 7/2015, đã tác động nhanh chóng và tích cực lên thị trường bất động sản Việt Nam. Những thay đổi của Luật Nhà ở đã nới lỏng đáng kể các quy định về quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài, mặc dù vẫn còn một số hạn chế.
"Điểm nóng" của dòng vốn FDI
Theo một báo cáo mới đây của công ty JLL Việt Nam, hàng loạt các Hiệp định Thương mại Tự do (như Hiệp định TPP, EU và ASEAN) sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển trong trung và dài hạn. Lãi suất ngân hàng và lạm phát đã giảm đáng kể và ổn định hơn trong hai năm qua, giúp hoạt động đầu tư diễn ra tích cực hơn ở cả hai thành phố lớn (Hồ Chí Minh và Hà Nội), với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước như CapitaLand và Keppel Land đã thúc đẩy hoạt động xây dựng, cũng nhờ vào sự tăng trưởng doanh thu trong 12 tháng qua
Theo đó, lượng FDI giải ngân trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2015 đã tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 9,7 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất tính từ cuối những năm 1980, đi ngược với sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc. Lượng vốn đăng ký đầu tư mới cũng tăng thậm chí mạnh hơn với 11 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào ngành sản xuất, trong đó năng lượng và điện tử là các ngành có dự án đăng ký đầu tư với số vốn lớn nhất trong năm, tiếp đến là lĩnh vực BĐS.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, FDI đầu tư vào các Khu Công Nghiệp tại Việt Nam (KCN) chiếm 67% tổng vốn FDI tại Việt Nam với 11 tỷ USD và chiếm 59% tổng số 1.400 dự án trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2015. Một giao dịch đáng chú ý đó là việc tập đoàn Amata mua lại khu đất trị giá 279 triệu USD tại huyện Long Thành (Đồng Nai) với mục đích xây dựng khu dân cư và công nghiệp trị giá 500 triệu USD.
JLL cho biết thêm, thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua giai đoạn suy thoái trong vòng 4 hoặc 5 năm trước nhưng thị trường trong 12 tháng qua đã hồi phục trở lại và chúng tôi đang ghi nhận những dấu hiệu tích cực cũng như niềm tin vào thị trường nói chung. Giá bất động sản nhà ở tại Việt Nam giữ mức trung bình với loại căn hộ 2 phòng ngủ, 70 m2 trong tầm 10-15 phút tới Khu vực Trung tâm TpP.HCM được bán với giá 1.600-2.000 USD/ m2, tương đương với 112-140.000 USD/căn hộ. Khi so sánh với các thành phố lớn trong khu vực, chúng tôi tin rằng mức giá này sẽ có xu hướng tăng lên đáng kể.
Ai đang thống trị thị trường bất động sản Việt Nam?
Báo cáo của JLL cho thấy, các nhà đầu tư trong nước đang thúc đẩy hoạt động đầu tư trong thị trường bất động sản Việt Nam. Nhà đầu tư bất động sản lớn nhất Việt Nam là Công ty Cổ phần Vingroup (Vingroup JSC) và Novaland Group.
Vingroup là công ty phát triển và quản lý bất động sản lớn nhất Việt Nam, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 3,4 tỷ USD. Danh mục đầu tư của Vingroup có 45 dự án bất động sản trải rộng trên nhiều lĩnh vực thuộc thị trường bất động sản, bao gồm: căn hộ cao cấp và biệt thự Vinhomes; trung tâm thương mại Vincom và Vincom Mega Mall; văn phòng cho thuê Vincom Office; Khách sạn như Khu resort 5 sao Vinpearl; các khu resort cao cấp Vinpearl Luxury....
Trong khi tập đoàn Novaland tham gia thị trường bất động sản vào năm 2007 với dự án đầu tiên là Sunrise City có vốn đầu tư 500 triệu USD trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7. Kinh doanh bất động sản của Novaland tập trung vào phân khúc căn hộ phức hợp từ trung đến cao cấp và phân khúc nhà có đất, với 25 dự án đang được triển khai trên khắp các quận trung tâm thành phố.
Việt nam đang trở thành một địa điểm hấp dẫn với vốn đầu tư nước ngoài trong trung hạn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Dữ liệu từ tổ chức Real Capital Analytics (RCA) cũng ghi nhận sự quan tâm nhiều hơn từ một số quỹ đầu tư tư nhân nước ngoài đang phân bổ nguồn vốn sang Việt Nam nhằm cố gắng tăng sự hiện diện trên thị trường Việt Nam.
Chẳng hạn như trong quý 2/2015, một liên doanh con của Warburg Pincus, quỹ đầu tư từ Mỹ, đã đầu tư thêm 100 triệu đô vào Vincom Retail, nhà sở hữu và vận hành trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam. Cũng trong quý này, Gaw Capital Partners đã nhận chuyển nhượng 4 dự án bất động sản thuộc nhiều phân khúc khác nhau từ Indochina Land với tổng giá trị 106 triệu USD. Gamuda Land cũng đã nhận chuyển nhượng 40% cổ phần (tương đương 64,1 triệu USD) trong dự án Celadon City, một khu đô thị hiện đại được đầu tư ban đầu bởi một công ty liên doanh giữa Sacomreal, Thành Thành Công (TTC) và An Phú Gia.
Tỷ suất lợi nhuận BĐS đang cao
Các phân tích của JLL cho thấy, hiện các nhà đầu tư hiện nay có thể được hưởng tỷ suất sinh lời 6-7% đối với bất động sản nhà ở và 9-11% đối với bất động sản thương mại, tùy thuộc vào vị trí, thời gian hoàn thành và chất lượng xây dựng của dự án, và thời gian ký kết của khách thuê.
Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty Jones Lang LaSalle Vietnam, khẳng định rằng đầu tư bất động sản tại các thị trường mới nổi luôn được coi là nơi đầu tư có rủi ro cao nhưng lợi nhuận có tiềm năng cao hơn. Các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia vào các dự án liên doanh trong các thị trường này, nơi họ sẽ kết hợp với nhà đầu tư trong nước có nhu cầu hỗ trợ vốn - nhằm có một chỗ đứng trước tại thị trường mà sẽ trải nghiệm sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong tương lai khi nền kinh tế các thị trường này tăng nhanh.
Hơn nữa, các thị trường mới nổi, như Việt Nam sẽ có những yếu tố tăng trưởng tiềm ẩn, bao gồm gia tăng dân số và tỷ lệ đô thị hóa nhanh, những yếu tố này cho phép các nhà đầu tư/ phát triển dự án có thể tận dụng.