Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã quyết định từ chức và trở thành “nạn nhân” đầu tiên của “Hồ sơ Panama” (Panama Papers) - vụ bê bối rò rỉ kho chứng từ thuế khổng lồ của hãng luật Mossack Fonseca ở Panama, phơi bày nhiều tài sản ở nước ngoài có giá trị của hàng loạt chính khách và nhân vật nổi tiếng thế giới.
Vì sao CIA không giải mã nổi Putin?
- Cập nhật : 13/03/2016
(Chinh khach)
Các sĩ quan tình báo Mỹ được đào tạo để "giải mã" những mục tiêu khó nhằn. Nhưng luôn có những nhân vật quá kín kẽ, như Tổng thống Nga Putin.
Hãng thông tấn NPR của Mỹ dẫn lời ông Gregory Treverton, Chủ tịch Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ, nói rằng Tổng thống Putin là người kín kẽ đến mức ngay cả các cố vấn của ông cũng khó đoán định được nhà lãnh đạo Nga đang nghĩ gì.
"Tôi rất thích giải các trò đố - kiểu luôn có câu trả lời, mặc dù có thể chúng ta không nghĩ ra, và những bí mật, những điều không chắc chắn và bất ngờ. Vì vậy với tôi, cách ông Putin xử sự luôn là một bí ẩn, thậm chí có thể bí ẩn với cả ông ấy", Gregory Treverton nói.
Và Treverton không phải là người duy nhất thấy như vậy.
Đô đốc về hưu James Stavridis, Tư lệnh các lực lượng NATO trong khoảng thời gian 2009-2013. cũng thừa nhận Putin là một nhân vật ngoại lệ. "Ông ấy chắc chắn có cả một đội ngũ cố vấn thân cận. Nhưng vào cuối ngày, địa thế chiến lược không hề hiện diện trên bản đồ nơi nào đó - mà nó nằm trong đầu của Putin", ông Stavridis bình luận.
Điều này gây khó khăn cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cùng nhiều cơ quan do thám chịu trách nhiệm theo dấu các tài sản kinh tế và quân sự của Nga - và cả những người đoán ý Moscow định làm gì tiếp theo trong cuộc xung đột ở Syria cùng hàng loạt vấn đề khác.
Stavridis, hiện là Hiệu trưởng trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts, chỉ ra một số yếu tố khiến Putin là một mục tiêu quá khó như vậy.
Một là mức độ kiểm soát Putin đạt được trong 17 năm lãnh đạo nước Nga trong vai trò Tổng thống và Thủ tướng. Hai là, các công cụ do thám - chặn cuộc gọi điện thoại, hình ảnh vệ tinh và nhiều biện pháp khác - đôi khi có thể giúp vượt qua bất lợi nhưng lợi ích của chúng chống lại Putin lại rất hạn chế vì bản thân ông là một điệp vụ được đào tạo bài bản.
Vladimir Putin gia nhập cơ quan an ninh KGB năm 1975 và được cử tới Dresden ở Đông Đức để do thám Tây Đức trong Chiến tranh Lạnh.
"Nga luôn có năng lực phản gián cực kỳ mạnh, và Putin được đào tạo rất tốt trong lĩnh vực này", NPR dẫn lời John McLaughlin, người từng giữ chức quyền Giám đốc CIA năm 2004.
McLaughlin cho biết thêm, những trợ tá mà Putin tin tưởng nhất hầu hết đều là cựu điệp vụ KGB. "Nhóm nòng cốt này luôn biết rõ cách thức họ giao tiếp, nắm được ai gặp ai. Đó là một môi trường rất khó cho tình báo", ông mô tả.
Nhưng theo McLauglin, nếu không thể giải mã được suy nghĩ của Tổng thống Putin thì vẫn có thể phân tích những thực tế nhà lãnh đạo Nga đang phải đối mặt, vì chúng có thể sẽ phơi bày hành động của ông.
"Trong trường hợp của Nga, các bạn cần nhìn vào hiệu quả của cấm vận, mà hiện nay rất nặng đối với họ. Thực tế là giá trị đồng Rúp đang ở một mức thấp kỷ lục, thực tế là họ đang có một vấn đề về thoái vốn nghiêm trọng", McLauglin giải thích.
Còn có thực tế là ông Putin đã công khai nói về mục tiêu tái thiết nước Nga thành một cường quốc thế giới. Nên tìm ra kế hoạch tiếp theo của ông về việc này là tùy thuộc vào CIA và các cơ quan do thám khác.