Hiện cộng đồng ICT đang lên tiếng về Bộ luật Hình sự mới được Quốc hội khóa 13 thông qua. Có ý kiến cho rằng Điều 292 về “tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” sẽ tạo ra hiệu ứng xin – cho, là miền đất hứa cho nhũng nhiễu và tham nhũng.
Chủ tịch BIDV: “Đã có lúc không dám nhận mình là người làm ngân hàng”
- Cập nhật : 06/08/2015
(tin kinh te)
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV cho biết áp lực về mặt pháp luật đang tập trung đến ngành ngân hàng hơn các đơn vị khác. Và thực tế đã có những vụ án điển hình mang lại tai tiếng cho cả ngành khiến ông đã có lúc ra ngoài đường, không dám nhận mình là người của ngân hàng.
“Hệ thống ngân hàng đang phục hồi để trở dần về với quỹ đạo. Trong thời gian qua, cơ quan điều hành đã có nhiều biện pháp thành công khi không để thanh khoản và nợ xấu đe dọa mất ổn định của hệ thống; ổn định được tỷ giá và đưa mặt bằng lãi suất về mức hợp lý nhất”. Đây là nhận định của ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thời kỳ 1999-2007 tại Hội thảo do BIDV tổ chức gần đây.
Vừa qua, cho dù nhiều ý kiến đánh giá tỷ giá tiếp tục biến động nhưng theo ông tỷ giá vẫn chỉ giữ ở mức này cho đến cuối năm. Về xử lý nợ xấu, nguyên Thống đốc cho rằng đã có nhiều bước tiến, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để lành mạnh hóa tình hình tài chính.
Bên cạnh đó, theo ông, để ngân hàng thương mại áp dụng theo đúng nguyên tắc thị trường phải đặt lãi suất - giá của đồng vốn là yếu tố quyết liệt. Ông cho rằng những chương trình cho vay nên ưu đãi bằng những điều kiện tiếp cận vốn chứ không phải bằng lãi suất là chính vì nếu lãi suất mà có nhiều loại và không theo nguyên tắc thị trường sẽ làm méo mó hoạt động ngân hàng và các tiêu cực không cần thiết trong hoạt động tín dụng.
“Tôi ủng hộ các chương trình tín dụng, các gói tín dụng tập trung các đối tượng, các ngành nghề cần thúc đẩy nhưng không phải bằng cách ưu đãi lãi suất, không phải là lãi suất rẻ so với giá vốn”, ông nhấn mạnh.
Theo ông Thúy, cần tôn trọng nguyên tắc thị trường phân bổ vốn thông qua tín hiệu lãi suất. Tín hiệu này được tạo khuôn khổ hình thành một cách hợp lý, là công cụ chủ yếu phân bổ vốn một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho biết theo thông lệ chuẩn mực quốc tế thì hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn chưa đẩy đủ, thiếu đồng bộ và chậm được ban hành, gây khó khăn và đối khi là nguyên nhân khách quan tạo nên hệ lụy, các sự cố các ngân hàng thương mại.
Ông cũng nhận định thêm, trong tình hình hiện nay, áp lực về mặt pháp luật đang tập trung đến ngành ngân hàng hơn các đơn vị khác.
"Chuyện cán bộ tha hóa, biến chất, tham nhũng thì ở đâu cũng có. Và thực tế đã có những vụ án điển hình mang lại tai tiếng cho ngành ngân hàng. Đã có lúc ra ngoài đường không dám nhận mình là người của ngân hàng”, ông Hà trải lòng.