(Doanh nhan)
Học đại học có phải là con đường duy nhất để vào đời và thành công trong cuộc sống? Những đại gia nổi tiếng của Việt Nam có những con đường thăng trầm và không ít trong số họ chưa từng cầm bằng đại học trong tay.
Hình chỉ mang tính chất minh họa
Lê Ân
Lê Ân sinh năm 1938 (Mậu Dần) quê Quảng Nam, là người con thứ 5. Lê Ân có một thời thơ ấu cơ hàn bên lũy tre làng. Biến cố đầu tiên của cuộc đời đại gia Lê Ân chỉ xuất hiện khi ông bỏ quê hương để đào thoát vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) nhằm trốn quân dịch dưới chế độ Ngô Đình Diệm năm 1958
Khi vào An Lộc, ông kiếm sống bằng cách thuê một chiếc máy may hiệu Singer đã cũ, loại máy sử dụng bàn đạp bằng chân, rồi đặt trên vỉa hè, khách đông, có những khi Lê Ân lại phải may hết sức lực để kịp cho khách.Hơn một năm sau, Lê Ân đã có đủ tiền mua lại cái máy may mình thuê. Cùng dịp đó, ông mua thêm 2 cái máy may khác rồi thuê thợ làm thêm cho mình.
Chỉ một thời gian không lâu, Chiến's Tailor trở thành một trong những tiệm may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn, với phương châm: "Tốt, đẹp, rẻ và đúng hẹn". Tiền vào nhà ông như nước sông Đà nên chẳng bao lâu sau, Chiến's Tailor trở thành Trung tâm Âu phục thời trang Chiến's Tailor. Ông nói: “Để quảng cáo cho mình, cứ hễ bước ra đường là tôi mặc đồ vest và là đồ do chính tay tôi may". Cái thói quen ấy, Lê Ân vẫn còn giữ mãi tới bây giờ.
Trải qua nhiều lần phá sản phần do thời cuộc thay đổi, phần do người thân phản bội, Lê Ân vẫn tiếp tục lập nghiệp lại từ đầu từ hai bàn tay trắng, từ những việc kinh doanh nhỏ nhất…
Chưa từng được học đại học nhưng Lê Ân từng kinh doanh những ngành “khó” như tài chính, bất động sản và sản xuất. Chúng ta có thể coi Lê Ân như một doanh nhân mẫu mực về ý chí và khả năng quản lý kinh doanh, tài chính ở Việt Nam. Bên cạnh đó ông cũng những ứng xử rất tình nghĩa và công bằng khiến nhiều người khâm phục.
Doanh nhân Lê Ân (Ảnh:Sưu Tầm)
Tư Hường
“Bà Tư Hường (Trần Thị Hường) sinh năm 1936 tại Bình Định, là con thứ tư trong một gia đình đông anh em. Bà chưa từng được đi học đại học như hàng triệu sinh viên Việt Nam hiện nay tuy nhiên tuổi thơ cơ hàn đã làm nên "người đàn bà thép" này.
Thưở nhỏ, nhà nghèo, bà phải đi làm thuê, là đủ nghề từ buôn dầu dừa, đậu phộng, nhuộm đồ, đến máy may, buôn vải...để có tiền lo cho gia đình đông miệng ăn của mình.
Sau khi kết hôn bà sinh nở 12 lần nhưng chỉ nuôi được 10 người con, trong đó có 3 con trai. Làm thuê và buôn bán nhỏ nhưng nhờ năng động, trước ngày đất nước thống nhất, bà tích lũy được một số vốn, cơ sở để khởi nghiệp kinh doanh sau này.
Bước ngoặt cuộc đời kinh doanh của bà diễn ra khi đất nước mở cửa, kêu gọi nhà đầu tư ngoại quốc. Nắm bắt thời cuộc, bà quyết định thành lập công ty, đi xin cấp giấy phép kinh doanh một số ngành hàng, sau đó bán cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tư Hường là một trong những người đi tiên phong trong các thương vụ mua bán công ty mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là M&A.
Dù tuổi đã cao và có mười người con, bà Tư Hường vẫn phần nào chưa yên tâm giao công việc cho các con mình. Trong đời sống thường ngày, bà được những người xung quanh miêu tả là người nghiêm khắc, quy củ và có cá tính rất mạnh mẽ.
Bà Tư Hường (Ảnh:Sưu tầm)