tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Các đại gia Việt thành đạt dù chưa có bằng đại học trong tay

  • Cập nhật : 01/12/2015

(Doanh nhan)

Những chàng trai phố núi năm nào nay làm lung chuyển thị trường Việt Nam trên nhiều ngành nghề. Họ đã trải qua những năm tháng khó khăn dù chưa hề cầm được trên tay tấm bằng đại học như bạn đồng trang lứa khác.

chan dung bau duc va vu ca phe trung nguyen. (anh:suu tam)

Chân dung Bầu Đức và Vũ Cà phê Trung Nguyên. (Ảnh:sưu tầm)

Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức)- Thất bại để khác biệt!

chan dung bau duc (anh:vietnamnet)

Chân dung Bầu Đức (Ảnh:Vietnamnet)

Năm 1982, như hàng triệu người Việt Nam khác, Đoàn Nguyên Đức vào Tp.HCM thi đại học. Điều khiến ông khác biệt là liên tục  thi rớt  đại học 4 lần trong 4 năm, một thành tích không mấy tự hào về học tập thời bấy giờ và ngay cả bây giờ. Nhưng chia sẻ với báo chí, ông cho rằng đó chính là khác biệt để ông không ngừng lao động và học hỏi để có được ngày hôm nay. 

Từ năm 1990, Đoàn Nguyên Đức khởi nghiệp bằng một xưởng gỗ nhỏ đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Quá trình 25 năm nay đã khiến ông trở thành một trong những người giàu có nhất Việt Nam trong nhiều lĩnh vực đầu tư như gỗ, khoáng sản, cao su, thủy điện… Thành lập học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG vào năm 2007, “bầu Đức” đã đi đầu trong công cuộc cải cách đào tạo bóng đá trẻ. 
 
Từng đọc rất nhiều sách làm giàu và các tấm gương tỷ phú trên thế giới, “bầu Đức” cũng có khá nhiều phát ngôn gây sốc cho truyền thông. Đặc biệt đến giai đoạn này chúng ta có thể coi bầu Đức là một doanh nhân có tầm nhìn và tiên phong trong nhiều lĩnh vực, gần đây nhất là nông nghiệp công nghệ cao.

Đặng Lê Nguyên Vũ- "Đạp tung giường chiếu hẹp" để vươn lên

chan dung dang le nguyen vu (anh:zing)

Chân dung Đặng Lê Nguyên Vũ (Ảnh:Zing)

Đặng Lê Nguyên Vũ, một học sinh nghèo vùng cao từng phải lội bộ 15 cây số đi học mỗi ngày, dằn bụng bằng những củ khoai và hạnh phúc nhỏ nhoi là đi nhờ xe khi đã kiệt sức. Năm 1990, Vũ đậu vào Đại học Y Khoa Tây Nguyên, mẹ của ông đã phải bán đi nhiều tạ lúa cho ông đủ điều kiện theo học ở Buôn Mê Thuột. Trăn trở về người mẹ phải lao động, bưng gạch, hái rau lo cơm ba bữa từng ngày. 

"Mẹ tôi nghĩ cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng tôi là số mệnh ở trời. Mỗi lần tôi về thăm nhà thì mẹ tôi vừa vui vừa lo. Vui vì có con trai về thăm nhà và lo vì khi tôi rời nhà, bà cụ phải chạy vạy một hai trăm ngàn cho tôi làm lộ phí đến trường. Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh" - ông chia sẻ.
 
Muốn thay đổi tư duy ấy, ông quyết định bỏ học Đại học Y để khởi nghiệp. Học được bí quyết rang xay cà phê từ một quán ở thành phố Tuy Hòa, ông cùng vài người bạn lập ra "Hãng cà phê Trung Nguyên". Lận đận từ những ngày đầu tiên, nhiều lần bị xua đuổi và thất bại khi hợp tác làm ăn ở Long Xuyên khiến nhóm của ông phải ngủ ở công viên.
 
Trong tình cảnh thiếu vốn làm ăn từng ngày, ông đã hỏi mượn chiếc xe Dream của một người bạn đem bán, lúc bấy giờ là một tài sản to lớn của người bạn này đồng ý... Cầm cự được qua giai đoạn khó khăn, ông nói rằng "giờ tôi có thê mua cả ngàn chiếc xe dream nhưng không chiếc nào quý bằng chiếc xe năm ấy".
20/08/1998, quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên ra đời ở đường Nguyễn Kiệm từ đó trở đi cà phê Trung Nguyên tiến lên con đường trở thành một trong những hãng cà phê mạnh nhất Việt Nam.

Tháng 11/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ là người châu Á duy nhất được mời tham dự Hội thảo “Thiết lập chương trình nghị sự quốc tế” tổ chức tại Lucerne (Thụy Sĩ) và gây kinh ngạc khi khẳng định “học thuyết cà phê” sẽ thay thế các học thuyết đã gãy đổ. Tham luận của ông đã được đăng trên cuốn Báo cáo chỉ số hòa bình toàn cầu 2012 và Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp toàn cầu 2012.

Đặng Lê Nguyên Vũ chẳng hề giấu giếm bí quyết thành công của mình. Trái lại, ông còn đặt rất nhiều kỳ vọng ở thế hệ trẻ kế tiếp và tin rằng, mỗi người đều có thể trở thành con người tài giỏi. “Mọi công dân đều có quyền nghĩ lớn”, ông Vũ thẳng thắn.
Ông chia sẻ: “Tôi tự thấy mình có sứ mệnh với thanh niên Việt Nam, mong muốn họ tin rằng, những gì tôi có thể làm được, họ cũng làm được”.
 
Tổng kết:
 
Con đường đại học không phải là con đường duy nhất đi đến thành công. Nghị lực, quyết tâm và quan trọng nhất là tinh thần luôn luôn học hỏi, đổi mới, táo bạo đón tắt đi đầu đã khiến những con người như Lê Ân, Tư Hường, Đoàn Nguyên Đức, Đặng Lê Nguyên Vũ... vượt lên số phận xuất thân cơ hàn và đạt được những thành công đáng khâm phục. Hãy tin rằng dù có thất bại trong học hành thì con đường đời vẫn có thể thành công nếu bạn có nổ lực ý chí.

(Theo Một Thế giới)

Trở về

Bài cùng chuyên mục