Phan Kim Đôn, chàng Việt kiều tốt nghiệp Đại học Yale (Mỹ) và góp phần đưa đại gia thương mại điện tử Rocket Internet (Zalora, Lazada, FoodPanda…) về Việt Nam, đã tiếp tục cuộc hành trình internet ở quê hương với một công ty khởi nghiệp của riêng mình.
5 bài học để đời từ các tỷ phú tự thân
- Cập nhật : 21/08/2015
(Tin kinh te)
Không chỉ thành công về mặt sự nghiệp, họ còn nổi tiếng với những lời khuyên quý báu dành cho thế hệ sau.
Những tỷ phú được biết đến trên thế giới hiện nay đều được coi là hình mẫu xuất chúng để noi theo. Nhưng trên thực tế, ở một số thời điểm trong đời, họ cũng không khác là bao so với chúng ta. Bất cứ ai cũng phải trải qua khó khăn và thử thách nếu muốn đạt mục tiêu trong đời.
Với năm tháng trải nghiệm cùng thành công hiện tại, 6 bài học dưới đây của những tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng chắc chắn sẽ hữu ích phần nào để giúp bạn hiểu được về đường đời.
1. Bill Gates: “Bạn có thể ăn mừng thành công, nhưng điều quan trọng hơn cần làm, đó là học từ thất bại”
Một trong những doanh nhân xuất sắc nhất trong lịch sử công nghệ thế giới cũng từng trải qua thất bại, đó là quyết định bỏ học sau khi đỗ đạt vào Harvard. Ông từng chia sẻ với thầy giáo rằng mình muốn trở thành triệu phú ở tuổi 30, và trên thực tế, ông thậm chí còn vượt xa kỳ vọng khi là tỷ phú năm 31 tuổi.
Mặc dù vậy, con đường dẫn tới vinh quang không hề trải hoa hồng như nhiều người mường tượng. Và kể cả khi đã giàu có, các dự án từ thiện cũng mang tới thất bại khiến tỷ phú này hối tiếc.
Tuy nhiên, không vì thế mà ông dễ dàng lùi bước. Mỗi thất bại trong quá khứ đều trở thành nền tảng giúp ông vươn tới và đạt được mục tiêu, đồng thời, chính điều đó thúc đẩy Bill Gates trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới (theo Forbes) với khối tài sản khổng lồ trị giá 79,3 tỷ USD.
2. Donald Trump: “Một điều cần nhớ khi là kẻ chiến thắng: luôn biết khi nào là đủ. Đôi khi, bạn buộc phải rời bỏ cuộc đấu và bước tiếp với điều gì đó mang lại hiệu quả hơn.”
Dường như Donald Trump chính là ví dụ điển hình của một doanh nhân đa nghề, đó là bởi ông luôn dịch chuyển và không ngừng tiến thân vào các dự án mới. Cho dù vậy, ông thường không gắn kết với bất cứ lĩnh vực nào hoàn toàn.
Tỷ phú này phần nào hiểu rõ giá trị của thời gian hơn rất nhiều người. Các doanh nhân thường gặp khó khăn với cảm giác thân thuộc với “đứa con” – sản phẩm của mình, nhưng đây lại chính là cách nghĩ sai lầm. Điều này có thể dẫn đến cảm giác an phận, ngại thay đổi, hoặc trở nên kiểm soát thái quá hay khó vượt qua được thất bại trong thời gian dài.
Điều quan trọng rút ra từ câu nói của Donald Trump đó là nếu ý tưởng A không thành công, bạn nên biết khi nào cần chấp nhận thất bại và dành thời gian để lo cho ý tưởng B, C hay D.
3. J.K. Rowling: “Nếu muốn đánh giá bản chất của con người, hãy nhìn cách anh ta đối xử với người dưới tầm chứ không phải kẻ ngang hàng.”
Nhà văn giàu nhất thế giới, J.K. Rowling dường như luôn duy trì thái độ tôn trọng và thấu hiểu sâu sắc với những người sống trong cảnh nghèo khó, bởi không lâu trước đây, chính bà từng trải nghiệm điều đó.
Sở hữu khối tài sản có giá trị đạt 1 tỷ USD, những năm tháng khó khăn giờ đã trở thành ký ức xa vời với J.K. Rowling, nhưng bà tin rằng trở nên giàu có không khiến bạn là người tốt hơn, đơn giản chỉ là có tiền nhiều hơn mà thôi.
Từ đó hiểu rằng, lời khuyên của nữ nhà văn giúp mọi người học cách đối xử tử tế với mọi người xung quanh, vì không ai biết trước được liệu ngày mai bạn có thất bại và cần chính những người đó giúp đỡ hay không.
4. Jeff Bezos: “Nếu không muốn bị chỉ trích, tốt nhất bạn đừng nên thực hiện điều gì mới lạ.”
Ông là minh chứng rõ ràng nhất cho việc nếu muốn thành đạt, hãy học cách trở nên “mặt dày”. Không ít người tỏ ra ghét bỏ CEO của Amazon từ những ngày đầu, khi công ty ông phải đối diện phê bình trái chiều vì phương thức hoạt động cũng như cách điều hành khác biệt.
Cho dù nhận phản hồi tiêu cực vô kể, Amazon vẫn là công ty tiên phong thay đổi hoàn toàn cách thức mua bán trên mạng trên thế giới. Bản thân Bezos hiểu rằng càng mới lạ sẽ càng bị chỉ trích, và ông chẳng ngại tiếp nhận mọi thứ để đạt được mục tiêu.
5. Mark Cuban: “Giá trị lao động luôn là điều đáng giá nhất. Hãy hiểu thấu công việc, lĩnh vực của mình hơn bất cứ ai trên thế giới và yêu những gì bạn đang làm, nếu không thì bỏ đi.”
Nổi tiếng về tài năng “chạm tới đâu cũng ra tiền”, tuổi thơ của Mark Cuban lại không hề dễ dàng như thế. Sinh ra và lớn lên tại vùng ngoại ô Pittsburgh, ông nhanh chóng phát hiện ra bản năng kinh doanh ở tuổi 12 sau khi bán túi đựng rác để kiếm tiền mua đôi giày ưa thích. Sau khi tốt nghiệp bằng Quản trị Kinh doanh ở Cao đẳng Kinh Doanh, Đại học Kelley, ông trở thành nhân viên bán hàng cho một công ty bán lẻ phần mềm tại Dallas và bị sa thải sau 1 năm.
Ông liên tục đầu tư vào ngành nghề ưa thích và thậm chí giành được 5.7 tỷ USD giá trị cổ phiếu của Broadcast.com sau khi Yahoo mua lại năm 1999. Dù hiện tại đã là ông chủ của đội bóng Dallas Mavericks và ngôi sao trong chương trình truyền hình thực tế Shark Tank, thành công nhờ theo đuổi ước mơ của ông là điều bất cứ nhà đầu tư nào cũng biết tới, với giá trị tài sản ròng giờ lên đến 3 tỷ USD.