Các bệnh lý Tai – Mũi – Họng là nhóm bệnh phổ biến, liên quan mật thiết với nhau và rất dễ lây lan, nhất là vào thời điểm giao mùa. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những thực phẩm cấm ăn khi uống thuốc
- Cập nhật : 23/02/2016
(Tin kinh te)
Rượu, trà, cà phê, sữa, rau chân vịt... không nên ăn trước và ngay sau khi uống thuốc.
Theo Health Sina, uống thuốc cũng cần có những hiểu biết cơ bản. Một số thực phẩm dùng chung với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc bởi nó phá hủy kết cấu các thành phần của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ. Chẳng hạn như thuốc lợi tiểu không nên dùng chung với chuối, cam. Trong thời gian uống thuốc lợi tiểu, kali sẽ đọng lại trong máu. Nếu đồng thời ăn thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, cam khiến kali đọng lại quá nhiều sẽ gây bệnh tim, huyết áp.
Khi uống thuốc aspirin tuyệt đối không dùng thêm bia rượu hay sinh tố trái cây. Bia rượu uống vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde thông qua quá trình ôxy hóa, sau đó tiếp tục chuyển hóa thành axit axetic. Aspirin lại cản trở quá trình chuyển hóa acetaldehyde thành axit axetic khiến acetaldehyde tích tụ trong cơ thể gây nóng trong người và cảm giác đau nhức toàn thân, tổn thương gan. Sinh tố trái cây làm tăng kích thích của aspirin lên dạ dày gây xuất huyết dạ dày.
Không uống thuốc berberine với trà. Trà chứa 10% tannin, chất này khi vào trong cơ thể sẽ phân giải thành tannin axit. Axit này làm lắng đọng alkaloids có trong berberine, vì thế làm giảm hiệu quả của thuốc. Do vậy các chuyên gia khuyên không nên uống trà trong vòng 2 tiếng trước và sau khi uống berberine.
Kháng sinh kỵ sữa, sinh tố trái cây. Trước và sau khi uống kháng sinh 2 tiếng không nên uống sữa hoặc sinh tố vì sữa làm giảm hoạt tính kháng sinh khiến thuốc không phát huy tác dụng tối đa, còn chất AHA có trong sinh tố (đặc biệt là sinh tố hoa quả tươi) đẩy nhanh tốc độ kháng sinh hòa tan, không những làm giảm hiệu quả thuốc mà còn có thể sinh ra những chất có hại gây ra tác dụng phụ.
Uống thuốc có thành phần canxi kỵ rau chân vịt sống. Loại rau này chứa hàm lượng lớn potassium oxalate, sau khi ăn vào cơ thể sẽ điện giải thành ion oxalate làm lắng đọng canxi. Như thế không những gây trở ngại đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn khiến canxi oxalate kết tủa. Chuyên gia khuyên mọi người không nên ăn rau chân vịt trước và sau khi uống thuốc chứa canxi 2 tiếng, hoặc chỉ ăn rau chân vịt khi đã đun chín.
Khi uống thuốc chống dị ứng không nên ăn các loại thực phẩm giàu histidine như pho mát, các chế phẩm từ thịt. Chất histidine khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành histamine, mà thuốc chống dị ứng có tác dụng ức chế histamine phân giải. Vì thế khiến histamine tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh.
Không dùng thuốc bổ (thuốc bắc) chung với củ cà rốt. Thuốc bổ có tác dụng bổ khí huyết âm dương. Củ cà rốt là loại thực phẩm phá khí sẽ làm giảm công hiệu bổ khí của thuốc. Vì thế trong thời gian uống thuốc này không nên ăn củ cải.
Thuốc hạ huyết áp kỵ bưởi. Trong thời gian uống thuốc hạ huyết áp không nên ăn hay uống nước ép bưởi. Thành phần naringenin có trong nước bưởi ảnh hưởng không tốt đến tính năng chất men trong gan. Chất men này có liên quan đến quá trình trao đổi chất của thuốc hạ huyết áp khiến nồng độ thuốc trong máu quá cao sẽ gây tác dụng phụ.
Thuốc hỗ trợ tiêu hóa multi-enzyme không uống với nước nóng. Protein, một hoạt chất có trong thuốc multi-enzyme khi gặp nước nóng sẽ bị biến chất làm giảm hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa. Vì thế, chỉ nên uống thuốc này bằng nước ấm.
Không uống ibuprofen cùng cà phê, nước ngọt. Ibuprofen gây kích thích lên dạ dày, cafein có trong cà phê và chất cocaine có trong nước ngọt sẽ kích thích dạ dày tiết axit, gây ra các tác dụng phụ, thậm chí dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.
Không nên uống sữa bò khi dùng thuốc chứa thành phần antidiarrheal. Sữa bò không những làm giảm hiệu quả thuốc mà thành phần lactose có trong sữa dễ gây tiêu chảy.
Dùng thuốc chữa bệnh dạ dày không ăn kẹo. Vị đắng trong thuốc dạ dày kích thích tuyến nước bọt, dịch vị dạ dày hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ăn uống. Kẹo ngọt vừa làm giảm hiệu quả thuốc vừa sinh ra phản ứng khi gặp các thành phần có trong thuốc dạ dày làm giảm hàm lượng chất có lợi trong thuốc.
Linh Ngọc
Theo Vnexpress