Lương y Nguyễn Công Sáu – nguyên Ủy viên Hội Đông y tỉnh Thái Bình, là người thầy thuốc luôn dành cả chữ Tâm chữ Đức với nghề, đã mang lại cuộc sống vui khoẻ trở lại cho hàng nghìn bệnh nhân trên cả nước, được mệnh danh là “bậc thầy” chữa thoát vị đĩa đệm.
Xu hướng mới điều trị các bệnh lý Tai – Mũi – Họng hiện nay
- Cập nhật : 17/05/2017
Các bệnh lý Tai – Mũi – Họng là nhóm bệnh phổ biến, liên quan mật thiết với nhau và rất dễ lây lan, nhất là vào thời điểm giao mùa. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để giúp độc giả có được những thông tin đầy đủ nhất về mối liên quan và xu hướng mới trong điều trị các bệnh lý Tai – Mũi – Họng, vào 14h00 ngày 18/5/2017 (chiều thứ 5), website http://tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ tổ chức buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Mối liên hệ giữa các bệnh lý Tai – Mũi – Họng và xu hướng điều trị”. Buổi giao lưu có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương. Để được chuyên gia tư vấn, quý bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.
Các bệnh lý Tai – Mũi – Họng có mối liên hệ mật thiết và bổ sung lẫn nhau
Đường hô hấp trên của con người bao gồm các bộ phận: tai, mũi xoang, họng và thanh quản. Hốc mũi là khoang trống chứa các lỗ thông xoang – Đây là nơi giao lưu của niêm dịch bài tiết ra từ bên trong xoang. Màng niêm mạc bắt đầu từ tiền đình mũi, liên thông đến hệ thống xoang, vòi tai đến tai giữa, họng, thanh quản và nối tiếp với đường hô hấp dưới. Vì mối quan hệ này nên dịch nhày bài tiết từ hệ thống mũi xoang có thể vận chuyển đến tất cả các cơ quan liền kề bên trên. Siêu vi trùng, vi trùng trong bệnh lý viêm cấp tính của mũi và họng có thể gây viêm tai giữa và viêm mũi xoang; ngược lại, viêm mũi xoang mạn tính có thể gây viêm tai giữa, viêm họng và viêm thanh khí phế quản.
Tai, mũi, xoang, họng, thanh quản đảm bảo những hoạt động tinh tế như: nghe, thăng bằng, phát âm, đặc biệt là chức năng thở. Bởi vậy, khi các giác quan này xảy ra vấn đề thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các cơ quan, bộ phận trong toàn bộ cơ thể. Đó là mối liên quan mật thiết và bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Bệnh lý về tai có thể dẫn tới tử vong. Ví dụ, viêm tai giữa thường phát triển nhanh chóng với các triệu chứng điển hình như: sốt, chảy dịch từ tai, đau tai, nghe kém, ù tai, suy giảm thính lực… Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm, điếc vĩnh viễn, thậm chí là biến chứng lên não. Một bệnh nhân khản tiếng kéo dài cần được khám tai mũi họng vì có thể là triệu chứng khởi đầu của bệnh ung thư thanh quản. Tình trạng phù nề, sung huyết niêm mạc họng, viêm thanh quản sẽ gây khản tiếng, mất tiếng… Bên cạnh đó, tình trạng tăng tiết dịch mũi, họng cũng dễ gây tắc nghẽn, sưng đường mũi, họng và ống Eustachian (bộ phận nối giữa vòm họng và tai), dẫn đến viêm tai giữa, ù tai, đau tai...
Các bệnh lý Tai – Mũi – Họng có tác động qua lại lẫn nhau
Sử dụng thảo dược – Xu hướng mới trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý Tai – Mũi – Họng
Các bệnh lý Tai – Mũi – Họng thường là mạn tính, tái phát nhiều lần. Tùy vào từng mức độ mà người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y dài ngày để điều trị bệnh cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, làm suy kiệt cả cơ thể và tinh thần người bệnh vì tác dụng phụ.
Trước thực tế đó, việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý Tai – Mũi – Họng bằng thảo dược là một giải pháp hiệu quả và an toàn đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn hiện nay. Trong đó, cây cối xay và cây rẻ quạt được xem là các vị thuốc điển hình.
Trong y học cổ truyền, cây rẻ quạt là một vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi làm thuốc chữa các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là bệnh viêm họng, đau họng, long đờm, viêm nướu lợi, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng, viêm amidan… Với sự phát triển của y học hiện đại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá và cho kết luận, rẻ quạt có tính an toàn, tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ho, trừ đờm hiệu quả. Ngày nay, bài thuốc này đã được bào chế theo dạng viên uống tiện sử dụng cho người bệnh.
Cây cối xay đã được dân gian sử dụng từ lâu đời để chữa các bệnh về tai (viêm tai giữa, đau tai, ù tai, điếc đột ngột…). Hiện nay, để tăng cường hiệu quả chữa bệnh, cây cối xay đã được phối hợp cùng với những vị thuốc bổ thận, chống viêm, hoạt huyết khác tạo thành một loại thực phẩm chức năng giúp cải thiện ù tai, điếc tai, suy giảm thính lực hiệu quả.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị an toàn các bệnh lý Tai – Mũi – Họng với sự tư vấn của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, bạn có thể tham gia chương trình bằng 3 cách thức:
1. Theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến vào lúc 14h00 ngày 18/05/2017 tại website: tuvansuckhoe24h.com.vn
2. Đặt câu hỏi TẠI ĐÂY
3. Cung cấp cho chương trình số điện thoại cầm tay để có cơ hội được kết nối trực tiếp với PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh là chuyên gia đầu ngành Tai Mũi Họng, từng giữ vị trí Giám đốc Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương trong nhiều năm và có kinh nghiệm chuyên sâu, chẩn đoán lâm sàng và điều trị cực kỳ chính xác, hiệu quả.
Thực phẩm chức năng Kim Thính và Tiêu Khiết Thanh hân hạnh tài trợ chương trình này!
Anh Tú