Bác sĩ y khoa Trần Trọng Kiên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TMG, tự nhận mình là kiểu người hướng nội, tìm hạnh phúc trong sự tĩnh lặng, song ông đã kể nhiều về cách điều hành một công ty lớn với văn hóa đa quốc gia, gần một nửa nhân sự là người nước ngoài. Điều này hoàn toàn khác biệt với các doanh nghiệp tại Việt Nam, vốn quen với việc có ít người nước ngoài và họ thường ở vị trí đứng đầu chứ không phải “dưới trướng” người Việt.
Doanh nhân Trần Quốc Dũng: Tôi không muốn đứng trên vai người khổng lồ
- Cập nhật : 19/08/2015
(Tin kinh te)
Những năm du học ở Mỹ đã khiến tôi quan niệm “đừng đứng mãi trên vai người khổng lồ mà mình còn trẻ, còn sức khỏe và tinh thần mạnh mẽ – ngại gì không dám thử sức”.
Tốt nghiệp India University (Mỹ) năm 2008, chuyên ngành Marketing, Kinh tế và Tâm lý năm 2008, Trần Quốc Dũng trở về Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp gia đình – một công ty có truyền thống lâu đời trong ngành đồ uống do ba anh sáng lập - ở nhiều bộ phận từ nhân viên kinh doanh đến marketing, logistics.
Với quan niệm “không đứng trên vai người khổng lồ” và mong muốn thử thách bản thân, năm 2012 khi mới 26 tuổi, anh bắt đầu khởi nghiệp với Công ty Trần Toàn Phát và từ tháng 6/2014 đến nay đang dốc sức phát triển thương hiệu sản phẩm tinh chất collagen.
Trần Quốc Dũng nhận định tiềm năng của ngành thực phẩm chức năng nói chung và sản phẩm collagen nói riêng là rất lớn nhưng thị trường đang “hỗn loạn” với các sản phẩm xách tay không rõ nguồn gốc rao bán trên webisite và mạng xã hội.
Động lực khởi nghiệp của anh là gì?
Khi đi du học về tôi đã bắt đầu làm việc ở công ty gia đình, trải qua nhiều vị trí như marketing, sale, logistics... nên cơ bản hiểu về văn hóa kinh doanh ở Việt Nam. Sau 4 năm làm việc, năm 26 tuổi tôi cảm thấy đã đến lúc thử thách bản thân mình. Những năm du học ở Mỹ đã khiến tôi quan niệm “đừng đứng mãi trên vai người khổng lồ mà mình còn trẻ, còn sức khỏe và tinh thần mạnh mẽ – ngại gì không dám thử sức”.
Khi bắt tay khởi nghiệp, anh gặp phải những khó khăn gì?
Ban đầu, Công ty Trần Toàn Phát phân phối sản phẩm thực phẩm tiêu dùng nhanh như sữa, kem, bánh kẹo nhập ngoại… Đến khi cảm thấy có duyên với sản phẩm làm đẹp, tôi quyết định dốc sức để phát triển sản phẩm tinh chất collagen.
Từ kinh nghiệm làm việc ở công ty gia đình, tôi thấy rằng để sản phẩm đến với người tiêu dùng nhiều hơn thì khâu phân phối là rất quan trọng. Vì vậy ngay từ khi thành lập, chiến lược của công ty là xây dựng một hệ thống phân phối rộng khắp trước khi phát triển thương hiệu riêng và tăng doanh thu. Lúc ban đầu công ty chưa có nhiều nhân viên, mình cũng phải làm hết từ A-Z kể cả bốc vác hàng hóa, giao hàng, công việc nhiều và rất cực.
Đôi lúc nói đùa với bạn bè biết làm công ty riêng mà khổ vậy thà đừng làm nhưng niềm đam mê kinh doanh đã níu chân tôi lại. Tôi hay nói với các nhân viên mình phải có đam mê với các sản phẩm của mình thì mới có thể thuyết phục khách hàng tin tưởng sử dụng. Nhờ có đam mê, mình sẽ hiểu được sản phẩm của mình, hiểu được mong muốn của khách hàng và biết được phải làm gì tiếp theo.
Gia đình và các cộng sự trong công ty có giúp gì cho anh không?
Từ khi “ra riêng”, tôi quyết tâm tự đứng trên đôi chân của mình, chỉ “xin” kiến thức và kinh nghiệm là nguồn "vốn" vô giá từ gia đình là những người lãnh đạo của công ty gia đình. Tôi nghĩ mình khá may mắn khi tuyển được nhiều cộng sự có cùng chí hướng. Họ là những người đã chia sẻ gian khó cùng tôi trong suốt thời gian còn nhiều khó khăn như vừa qua.
Cơ duyên nào mang anh đến với sản phẩm collagen?
Trước hết là từ trải nghiệm của bản thân khi mình về nước, do bị dị ứng với thời tiết, da nổi rất nhiều mụn và bị rỗ nên gặp khó khăn trong giao tiếp với đối tác. Sau đó qua tìm hiểu biết được collagen có thể giúp cải thiện được da, tôi nhờ bạn bè ở Nhật Bản mua giúp, uống một thời gian thì thấy rất hiệu quả. Lúc đó tôi nhận thấy đây đúng là sản phẩm cần cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ nên quyết định chuyển hướng, bắt tay làm sản phẩm này.
Lý do thứ hai là tôi nhận thấy nhu cầu rất lớn về sản phẩm thực phẩm chức năng làm đẹp tại Việt Nam, thị trường này ước tính khoảng 1 tỷ USD. Trong thực tế người dùng Việt Nam lại lạc vào “mê hồn trận” của hàng collagen “xách tay”, trôi nổi trên thị trường, không rõ xuất xứ, nguồn gốc, kém an toàn… bày bán tràn lan trên mạng cũng là điều mà tôi thấy trăn trở.
Ngoài collagen, công ty có kế hoạch gì trong ngành hàng thực phẩm chức năng không?
Hiện công ty cũng đang nghiên cứu những dòng sản phẩm khác, cũng là thực phẩm chức năng. Chúng tôi cũng sắp khánh thành nhà máy sản xuất tại Bình Dương để đáp ứng cầu ngày càng cao của khách hàng.
Cảm ơn anh về buổi trò chuyện!