Khi còn đi học, ông từng đặt thuốc nổ dưới gầm bàn giáo viên, thực tập tại HP năm 12 tuổi và nghèo đến nỗi phải bán vỏ chai để lấy thức ăn.

Tình bạn sâu đậm kéo dài 1/4 thế kỷ của Warren Buffett và Bill Gates khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ. Nhưng ít ai biết được rằng cả 2 vị tỷ phú này đều không muốn gặp người kia trong lần gặp gỡ đầu tiên.
Cuộc gặp đầu tiên của Warren Buffett và Bill Gates diễn ra vào ngày 5/7/1991 thông qua Meg Greenfield, một biên tập viên của tạp chí Washington Post.
Greenfield là một người bạn của gia đình Bill Gates. Ông đã tới Seattle cùng Katharine Kay Graham, nhà xuất bản của tờ Bưu điện. Và Buffett chấp nhận buổi gặp mặt bởi ông ấy là bạn thân với Graham và Berkshire Hathaway nắm giữ một phần cổ phần tại tờ Bưu Điện.
Theo kế hoạch, Buffett sẽ gặp gỡ với Bill Gates và bố mẹ của ông. Tuy nhiên, nhà hiền triết Omaha không lấy làm hứng thú với điều này. Ông nghĩ mình chẳng có chuyện gì để nói với một người còn "non" như Bill Gates và máy tính chẳng có ý nghĩa gì với ông cả.
Tương tự, ban đầu Bill Gates cũng tìm mọi cách để từ chối cuộc gặp với ông chủ tập đoàn Berkshire Hathaway. Khi mẹ Gates gọi ông đến căn nhà nghỉ dưỡng của gia đình tại Hood Canal để gặp một nhóm bạn bè trong đó có Warren, ông đã không muốn đi. Gates nói với mẹ rằng ông rất bận rộn nhưng bà ấy vẫn cố gắng thuyết phục rằng Warren là người hết sức thú vị.
Nhà đồng sáng lập Microsoft không tin điều đó. Ông nghĩ "Warren chỉ mua và bán những tờ giấy. Nó chẳng đem lại giá trị gia tăng nào cả. Tôi không nghĩ là chúng tôi có điểm chung".
Tuy nhiên, cuối cùng Gates vẫn bị mẹ thuyết phục. Ông đồng ý ở lại đó không quá 2 giờ đồng hồ rồi sẽ quay lại Microsoft làm việc.
Sau những phút giới thiệu đầu tiên, Buffett và Gates bắt đầu nói về những thay đổi trong ngành kinh doanh báo chí. Sau đó, Buffett bắt đầu hỏi Gates về ngành công nghệ. Gates nói với Buffett hãy mua hai loại cổ phiếu là Intel và Microsoft. Họ bị cuốn vào cuộc nói chuyện. Và tình bạn sâu đậm giữa 2 tỷ phú giàu nhất hành tinh bắt đầu theo cách đó.
Dưới đây là một số bài học quý giá từ câu chuyện trên:
Đừng ngại đặt câu hỏi
Dù ban đầu, cả Buffett và Gates đều không biết phải nói chuyện gì với nhau, nhưng nhờ những câu hỏi, hai tỷ phú nhận ra rằng người kia thật thú vị. "Ông ấy hỏi tôi những câu hỏi về kinh doanh phần mềm, tại sao một công ty như Microsoft lại muốn cạnh tranh với IBM, những kỹ năng và cách thiết lập giá cả trong lĩnh vực này. Đó là những câu hỏi tuyệt vời mà từ trước đến nay chưa ai đặt ra cả.", Bill Gates chia sẻ.
Nhiều người luôn ngại đặt câu hỏi, đặc biệt đối với những người lần đầu tiên gặp mặt. Nhưng đó không chỉ là cách tuyệt vời để mở đầu một câu chuyện mà còn giúp bạn có thêm nhiều kiến thức quý giá từ người mà bạn đang giao tiếp cùng.
Tuổi tác không phải vấn đề trong tình bạn
Warren Buffett sinh năm 1930 còn năm sinh của Bill Gates là 1955. Khoảng cách 25 tuổi không thể ngăn cản hai người trở thành bạn thân. Sau khi gặp mặt, Buffett đã thay đổi suy nghĩ mình chẳng có chuyện gì để nói với một người "non" như Bill Gates.
Buffett và Gates thích nói chuyện về các công ty, chính trị, sự kiện thế giới và những sáng tạo mới. Họ cùng nhau chơi bóng bàn, làm từ thiện và tham gia các chiến dịch vận động hành lang.
Thậm chí, tại văn phòng làm việc, cựu lãnh đạo Microsoft chỉ lưu 2 số điện thoại gọi nhanh: một là số gia đình và một là số điện thoại của Buffett.
Đừng đánh giá một người nếu chưa tiếp xúc với họ
Tuổi tác, công việc hay thậm chí là hình thức bề ngoài không phải lúc nào cũng phản ánh tính cách, tài năng của một ai đó. Vì vậy, đừng vội vàng nhận xét về người khác nếu bạn chưa tiếp xúc với họ.
Warren Buffett là một trong những tỷ phú có lối sống giản dị nhất thế giới. Không du thuyền, siêu xe hay máy bay riêng, ông chủ của Berkshire Hathaway vẫn sống trong ngôi nhà cũ được mua hàng chục năm trước.
Nhiều người có thể đánh giá ông "keo kiệt" nhưng thực tế vị tỷ phú này đã dành rất nhiều tài sản của mình ủng hộ cho các hoạt động từ thiện.
Chưa thử sao biết không thể
Nhìn thoáng qua, Bill Gates và Warren Buffett có vẻ "không hợp cạ". Một người là dân công nghệ, người kia là nhà đầu tư không biết dùng email. Chắc chắn Gates chưa bao giờ nghĩ ông sẽ có một người bạn như vậy.
Thế nhưng, giờ đây tỷ phú giàu nhất thế giới lại cảm thấy vô cùng may mắn và hạnh phúc khi có một người bạn nhân hậu và ân cần như nhà hiền triết xứ Omaha. Nếu ngày 5/7/1991, nhà đồng sáng lập Microsoft vẫn cố chấp không chịu gặp Buffett, thì đó có thể là sai lầm lớn nhất cuộc đời ông.
Trong cuộc sống, có những việc bạn không thử nhưng lại luôn nghĩ mình không hợp hoặc không thể làm được. Hãy nhớ rằng "cách tốt nhất để chọn một đôi giày vừa chân là đi thử nó".
Theo Linh Lam
Người đồng hành
Khi còn đi học, ông từng đặt thuốc nổ dưới gầm bàn giáo viên, thực tập tại HP năm 12 tuổi và nghèo đến nỗi phải bán vỏ chai để lấy thức ăn.
Riêng quý 4 của năm 2016, Tesla đã "đốt" khoảng 1 tỷ USD, nâng số tiền họ đã chi tiêu trong nửa đầu năm lên tới con số 2,5 tỷ USD.
Steve Jobs, một thiên tài về kinh doanh và tầm nhìn, đã ra đi vào tháng 10 năm năm trước, để lại gia sản là công ty giá trị bậc nhất thế giới. Song Apple thời hậu Steve Jobs vẫn ăn nên làm ra.
Những tờ tiền mặt có tổng trị giá 3.240 yên (tương đương 31 USD) được đóng khung cẩn thận và đặt trên bàn làm việc của Hideto Fujino là thứ nhắc nhở ông về điều bẽ mặt nhất trong cuộc đời.
Bên cạnh những tỷ phú công nghệ nổi tiếng như Mark Zuckerberg, Larry Page, Elon Musk, nhiều gương mặt mới nổi tại thung lũng Silicon như Travis Kalanick, Brian Slingerland,... cũng đang gây được nhiều ấn tượng.
10 năm sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu của công ty tư vấn M&A Nihon do Yasuhiro Wakebayashi sáng lập đã tăng gần 13 lần.
Năm 1981, ở tuổi 39, Bloomberg chính thức thất nghiệp khi mất đi công việc toàn thời gian duy nhất và cũng là công việc mình yêu thích nhất. Nhưng ông đã không quay đầu hay dừng lại mà đã nảy ra ý tưởng đáng giá nhiều tỷ đô.
Năm 1981, ở tuổi 39, Bloomberg chính thức thất nghiệp khi mất đi công việc toàn thời gian duy nhất và cũng là công việc mình yêu thích nhất. Nhưng ông đã không quay đầu hay dừng lại mà đã nảy ra ý tưởng đáng giá nhiều tỷ đô.
Họ là thế hệ sau của những tỷ phú giàu nhất Ấn Độ. Một vài trong số họ khởi nghiệp kinh doanh riêng, trong khi một số vẫn sống dưới cái bóng của gia đình.
Có thể miêu tả Terry Gou, “ông vua” của đế chế Foxconn bằng vài cách, song có hai từ trong tiếng Trung Quốc thực sự lột tả rất chính xác cá tính của nhân vật này. Một là “baqi” nghĩa là “khao khát”, hai là “qinglian” hay “trong sạch”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự