Dự án Scribbles được thành lập vào năm 2015 bởi các bạn học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam với mục đích nâng cao nhận thức của mọi người trong việc giáo dục trẻ em, Scribbles đã trải qua gần bảy mùa hoạt động với nhiều cung bậc cảm xúc và những kí ức tươi đẹp.
Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng: Cần tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh
- Cập nhật : 26/08/2020
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng gặp khó khăn rất nhiều về mặt bằng sản xuất, vốn, thủ tục hành chính. Nhiều doanh nghiệp mất vài năm mới có mặt bằng để làm thủ tục đầu tư, thời gian kéo dài nhiều lúc dẫn đến mất hết cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp nào cũng muốn vào được các khu sản xuất riêng biệt để ổn định lâu dài. Song, việc quy hoạch quỹ đất để xây dựng kho hàng hóa, xưởng sản xuất cho các doanh nghiệp phân phối các mặt hàng thiết yếu cũng là một việc khó khăn của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay.
Doanh nghiệp mong muốn được chính quyền hỗ trợ, giải quyết khó khăn
Được biết, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa tiêu dùng năm 2019 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt gần 6.500 tỷ đồng. Với lượng hàng hóa tiêu dùng như vậy cần nhiều diện tích kho để dự trữ hàng hóa, nhất là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên việc quy hoạch quỹ đất cho các nhà phân phối thuê để xây dựng kho dự trữ hàng hóa đến nay vẫn chưa thực hiện được, nhiều nhà phân phối vẫn phải tự tìm kiếm, thuê đất của dân để xây dựng kho. Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cao Bằng, có địa chỉ tại Phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, do ông Nguyễn Danh Hải làm giám đốc là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa đang gặp phải vấn đề khó khăn ở trên.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Danh Hải cho biết:‘‘Phải mất thời gian tìm hiểu nhiều nơi, ông mới tìm thuê được mặt bằng xây dựng nhà kho trên diện tích khu đất do gia đình ông Mã Ngọc Long (xóm Bản Gủn, xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) khai phá, trồng ngô, sả từ năm 2006. Do cây không phát triển được nên đến năm 2019, gia đình ông Long tiến hành san gạt, cải tạo mặt bằng. Ngày 26/4/2020 cho ông Hải thuê mặt bằng làm kho dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu để phân phối trên địa bàn toàn tỉnh Cao Bằng.
Ông Hải cho biết thêm, việc tìm kiếm mặt bằng để xây dựng kho hàng hóa tại khu vực thành phố Cao Bằng là rất khó khăn, bởi quỹ đất của thành phố có hạn. Việc thuê đất của người dân để xây dựng kho dự trữ hàng hóa không phải là giải pháp mong muốn, song phải chấp nhận vì không còn phương án nào tối ưu hơn ’’.
Thời gian vừa qua, có một số thông tin phản ánh, cho rằng kho hàng hóa của ông Hải xây dựng sau khi thuê lại khu đất của ông Mã Ngọc Long là xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là chưa khách quan và chưa được tìm hiểu kỹ lưỡng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây không phải là đất nông nghiệp mà là đất trống, núi đất thuộc lô 7 khoảnh 8 tiểu khu 234. Nguồn gốc: đất rừng sản xuất nhưng không có khả năng canh tác theo Biên bản kiểm tra hiện trạng khu đất của UBND huyện Hòa An ngày 11 tháng 08 năm 2020.
Bên cạnh đó, theo xác nhận của giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Cao Bằng khu đất này cũng không thuộc quản lý của công ty.
Qua những thông tin, số liệu trên, cũng có thể nhận thấy nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp nhỏ đang gặp phải trong việc tìm kiếm mặt bằng xây dựng nhà kho, xưởng sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng. Thông qua đây, chúng tôi đề nghị các cơ quan liên quan (Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Xây Dựng, Sở Công Thương, UBND huyện Hòa An) có cái nhìn nhận thấu đáo nhất, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của ông Hải (Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cao Bằng) được lập dự án thuê thửa đất nói trên với Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng để giữ lại kho hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh Cao Bằng nhằm phát triển kinh tế địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, cũng như không đẩy một số lao động phải mất việc, công ty phải phá sản đó là một hệ lụy lớn trong sự việc này. Đặc biệt trong thời điểm khó khăn về mọi mặt kinh tế, do dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến khó lường.
PV