tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giám đốc IMF: “Quản lý một nền kinh tế cũng giống như chế biến một tô phở hoàn hảo”

  • Cập nhật : 30/04/2016

(Tin kinh te)

Sau 30 năm đổi mới với sự phát triển đáng kinh ngạc, Việt Nam hiện đang đứng trước thời khắc chuyển đổi then chốt khác. Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Bà Christine Lagarde đã thảo luận vấn đề này trên 3 quan điểm: Thứ nhất, những thách thức toàn cầu và cơ hội trong khu vực đối với Việt Nam là gì? Thứ hai, những yếu tố chính nào sẽ giúp Việt Nam trong công cuộc cải tổ tiếp theo? Thứ ba, thế hệ của các bạn và cá nhân các bạn có thể đóng góp như thế nào?

Những thách thức toàn cầu và cơ hội trong khu vực

Trong ba thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới. Việt Nam đã tận dụng được rất nhiều từ đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại quốc tế, tạo ra tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Dĩ nhiên, độ mở hơn cũng có nghĩa là dễ bị tác động bởi các cú sốc bên ngoài hơn. Trên thực tế, có một số chuyển đổi kinh tế quan trọng mà các nhà làm chính sách hiện đang lưu ý.

Các chuyển đổi này là Trung Quốc chuyển sang áp dụng mô hình tăng trưởng mới; giá hàng hóa sơ chế có khả năng tiếp tục giảm và trong thời gian dài hơn; sự thắt chặt các điều kiện tài chính ở nhiều quốc gia do lãi suất của Mỹ tăng và đồng USD mạnh hơn. Cũng dễ hiểu khi các nhà hoạch định chính sách lo ngại vì các thay đổi này góp phần làm tăng sự bất ổn của thị trường tài chính và giảm mạnh hoạt động thương mại. Các thay đổi đó cũng sẽ kìm hãm tăng trưởng toàn cầu.

Đầu năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giảm mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2016 xuống còn 3,4% và kết quả đánh giá gần đây nhất của chúng tôi một lần nữa cho thấy, kịch bản cơ sở đang suy yếu và có nguy cơ xấu đi. Châu Á cũng đang ở hoàn cảnh tương tự, chúng tôi dự báo, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm sút trong năm nay.

Tuy nhiên, châu Á vẫn sẽ là khu vực năng động nhất thế giới, chiếm 40% kinh tế toàn cầu. Trong 4 năm tới, khu vực này dự kiến sẽ cung cấp gần 2/3 tăng trưởng toàn cầu. Điều này có ý nghĩa gì đối với các nền kinh tế châu Á? Họ có thể buông lỏng và hưởng thụ thành quả đó hay không? Tôi e rằng là không.

Về sự thay đổi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc, chúng ta hãy xem xét ảnh hưởng sâu sắc từ việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư sang mô hình dựa nhiều hơn vào tiêu dùng trong nước. Sự thay đổi này là cần thiết vì nó sẽ dẫn đến tăng trưởng bền vững hơn và có lợi cho cả Trung Quốc và thế giới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng có thể giảm.

Tình hình tăng trưởng chậm lại có thể tạo ra các hiệu ứng thứ phát đối với các quốc gia khác thông qua việc thay đổi mô hình thương mại, giảm nhu cầu hàng hóa sơ chế và hàng hóa trung gian, cũng như tăng sự bất ổn về tiền tệ, cổ phiếu và trái phiếu.

ba christine lagarde, tong giam doc dieu hanh quy tien te quoc te (imf)

Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

 

Một số nền kinh tế châu Á sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng ta hãy nghĩ đến các nhà xuất khẩu máy móc, các hãng sản xuất thép và các nhà xuất khẩu dầu và hàng hóa sơ chế khác. Thực tế tại Việt Nam, trong khi bạn và gia đình các bạn được hưởng lợi nhờ mức giá dầu rẻ hơn, thì Chính phủ đang đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công gia tăng, một phần là do nguồn thu từ dầu giảm.

Việt Nam liệu có thể tận dụng cơ hội từ sự thay đổi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc? Tin mừng là cũng có những cơ hội lớn.

Ví dụ, việc Trung Quốc tiếp tục rút lui khỏi mô hình sản xuất sử dụng nhiều lao động và ít tinh vi có thể tạo ra cơ hội lớn cho các quốc gia láng giềng trong khu vực sông Mê Kông, trong đó có Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. IMF đã phân tích các hiệu ứng khu vực này và sắp tới, chúng tôi sẽ công bố một báo cáo mới, trong đó cho biết những quốc gia ở khu vực sông Mê Kông có thể làm gì để tận dụng tối đa sự thay đổi này của Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, chúng tôi thấy có 2 lợi ích lớn: ngoài việc giành được thị phần ở phía thấp của chuỗi giá trị, Việt Nam có một cơ hội đặc biệt, đó là bán nhiều hơn thành phẩm cho người tiêu dùng Trung Quốc, chẳng hạn điện thoại di động và máy tính. Năm ngoái, quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng gần 2 lần.

Lưu ý, Trung Quốc chỉ chiếm 1/10 trong tổng xuất khẩu của Việt Nam, nên phần thưởng lớn nhất sẽ là thị trường toàn cầu. Chính vì vậy, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có ảnh hưởng mang tính thay đổi. Theo một số ước tính, hiệp định thương mại này có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm tổng cộng 8% và xuất khẩu tăng thêm 30% trong 15 năm tới.

Làm thế nào để đạt được điều này? Bằng cách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chính, chẳng hạn Mỹ, Nhật Bản và thông qua việc khuyến khích hơn nữa các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nói rộng hơn, TPP có thể là lực đẩy quan trọng cho các hoạt động cải tổ kinh tế, đặc biệt tại các DNNN. Việc thúc đẩy các cải tổ này sẽ không chỉ giúp Việt Nam đạt được các điều kiện TPP, mà còn rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của quốc gia trong tương lai.

<div imscurrenteditoreditobject"="" type="Photo">

hiep dinh tpp co the giup gdp cua viet nam tang them tong cong 8% va xuat khau tang them 30% trong 15 nam toi

Hiệp định TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm tổng cộng 8% và xuất khẩu tăng thêm 30% trong 15 năm tới

 

Bước chuyển đổi tiếp theo của Việt Nam

Tôi muốn chuyển sang đề tài thứ hai: “công thức” chính sách cho bước chuyển đổi tiếp theo của Việt Nam. Theo tôi, từ “công thức” là rất phù hợp cho quốc gia có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới. Món ăn ưa thích của tôi là hương vị thơm ngon của món phở, món ăn nổi tiếng đến mức dường như nắm bắt được niềm vui cuộc sống của Việt Nam chỉ trong một tô phở.

Tại sao điều này lại có liên quan đến vấn đề chúng ta đang đề cập? Vì quản lý một nền kinh tế cũng giống như chế biến một tô phở hoàn hảo, cả hai đều cần gia giảm cẩn thận các thành phần. Trên thực tế, Việt Nam hiện đã đạt tới điểm cần đến các thành phần mạnh và mới để bảo vệ sự ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, cũng như nâng cao mức sống.

Năm nay, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến đạt khoảng 6,3%. Tuy nhiên, nhìn lại những năm qua, tăng trưởng kể từ năm 2008 đã chậm hơn so với 2 thập kỷ trước đó. Điều này có nghĩa, Việt Nam không có khả năng theo kịp mức tăng trưởng về thu nhập tính theo đầu người mà các quốc gia thành công nhất vùng Đông Á ở cùng trình độ phát triển đã đạt được. Nếu không thúc đẩy cải cách mạnh mẽ, Việt Nam sẽ khó có thể theo kịp.

Tại sao? Vì Việt Nam đang trong quá trình trở thành một trong những quốc gia già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới, với tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động hiện đã bắt đầu giảm so với tổng dân số. Diễn biến này có thể gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế.

Dựa trên các phân tích nói trên, tôi muốn nêu bật 4 thành phần có thể thêm vào công thức chính sách hiệu quả.

Thứ nhất, bảo vệ sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này có nghĩa là sử dụng nhiều hơn sự linh hoạt về tỷ giá hối đoái để giảm nhẹ ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài và giúp tăng dự trữ ngoại hối. Điều này cũng có nghĩa là tạo ra cơ chế chính sách tiền tệ mới cho nền kinh tế đang tăng trưởng và phức tạp hơn. Trong đó, có thể bao gồm việc sử dụng lạm phát làm chiếc neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ.

Thứ hai, tăng thu cho Chính phủ qua việc mở rộng cơ sở thu thuế. Ví dụ, giảm các trường hợp miễn thuế và áp dụng thuế bất động sản. Các biện pháp này sẽ giúp giảm nợ công, hiện đang ở mức khoảng 60% GDP và có thể giúp tạo thêm dư địa cho việc điều hành ngân sách nhà nước. Cần có "cái ví công" đầy hơn để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng như cầu đường và phương tiện giao thông đô thị, đồng thời bảo vệ mức chi cho y tế và giáo dục.

Thứ ba, đẩy mạnh các cải cách ngân hàng thông qua việc giải quyết triệt để di sản của các khoản nợ xấu. Cần có các cải cách pháp lý toàn diện để giải quyết các khoản nợ xấu, kết hợp với việc tăng vốn tại các ngân hàng đang hoạt động tốt. Thông qua việc củng cố bảng cân đối của các ngân hàng, các nhà làm chính sách có thể hỗ trợ tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao hơn, từ đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế trung hạn bền vững và an toàn hơn.

Thứ tư, thúc đẩy tăng trưởng mạnh, toàn diện và bền vững. Nói cách khác, tăng kích cỡ của tô phở để đựng được nhiều phở hơn và tất cả mọi người đều cùng hưởng lợi. Một cách để đạt được mục tiêu này là thúc đẩy tái cơ cấu các DNNN, thông qua cải cách quản trị, thoái vốn khỏi các hoạt động ngoài ngành nghề chính và tăng sở hữu tư nhân. Điều này sẽ giúp tăng năng suất lao động chung và tăng trưởng tiềm năng.

Việt Nam có thể tự hào về thành tích giảm tỷ lệ đói nghèo, từ gần 60% vào năm 1993 xuống còn 13,5% hiện nay. Đây là thành tựu xuất sắc xét theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Tuy nhiên, vẫn còn sự cách biệt giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các thành phố và khu vực ngoại thành và giữa các vùng với nhau.

Thực tế, năng suất lao động trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cao gấp 5 lần so với các DNNN và các công ty tư nhân trong nước. Điều này giải thích tại sao các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 70% tổng xuất khẩu.

Một cách khác để thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao mức sống về lâu dài là khuyến khích học hỏi và sáng tạo công nghệ. Điều này đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển. Đây là lĩnh vực mà mức chi ngân sách của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Việt Nam cũng cần nỗ lực nhiều hơn về vấn đề giáo dục. Tôi muốn nói rõ rằng, Việt Nam có thể tự hào với mức xếp hạng cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển nhất về ngành khoa học cơ bản, toán và kỹ năng đọc. Tuy nhiên, mở rộng đào tạo dạy nghề chẳng hạn sẽ là chìa khóa để khắc phục tình trạng thiếu hụt kỹ năng. Việc này cũng sẽ giúp giảm tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đang ở mức tương đối cao.

Tương tự, Việt Nam có thể tự hào về thành tích giảm tỷ lệ đói nghèo, từ gần 60% vào năm 1993 xuống còn 13,5% hiện nay. Đây là thành tựu xuất sắc xét theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Tuy nhiên, vẫn còn sự cách biệt giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các thành phố và khu vực ngoại thành và giữa các vùng với nhau.

Giảm đói nghèo và bất bình đẳng về thu nhập đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng tốt hơn và dễ tiếp cận giáo dục cũng như y tế hơn. Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu của IMF cho thấy, các quốc gia hạn chế sự bất bình đẳng quá mức về thu nhập đều có mức tăng trưởng nhanh hơn và bền hơn.

Tôi muốn nêu bật thành tựu khác mà Việt Nam có thể tự hào: mức chênh lệch giới tính tương đối thấp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Nhưng trong quá trình chuyển đổi sang mức thang thu nhập cao hơn, điều quan trọng là Việt Nam cần tạo điều kiện nhiều hơn cho phụ nữ như tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động chính quy và tăng cơ hội học lên cao hơn.

Mỗi cá nhân là một thành phần quan trọng trong công thức chuyển đổi kinh tế

Để mỗi cá nhân trở thành một thành phần quan trọng trong công thức chuyển đổi kinh tế nêu trên, hãy bắt đầu từ việc chuyển đổi bản thân bạn và môi trường của các bạn.

Hãy nghĩ về tiến bộ công nghệ đáng kinh ngạc mà chúng ta đang chứng kiến trong ngành chế tạo robot, kỹ thuật di truyền, in 3-D, máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo.

Các bạn đang ở trong một thế giới, nơi các cá nhân, các công ty và tổ chức được đánh giá dựa trên sự sáng tạo và cải tiến. Điều quan trọng là cần nắm vững kiến thức về toán học, kỹ thuật, tài chính và tất nhiên là cả kinh tế học. Tuy nhiên, tôi cũng khuyến khích các bạn có thêm nhiều trải nghiệm phong phú khác như văn học, nghệ thuật và ngôn ngữ học.

Hãy cố gắng sử dụng tất cả các kỹ năng của bạn để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tạo tiếng vang ở chính nơi này và cả ngoài nước. Các ứng dụng điện thoại di động, mạng truyền thông xã hội, thương mại điện tử, phát triển phần mềm và trò chơi: đây chỉ là một số ngành mà các doanh nhân Việt Nam đang bộc lộ năng lượng sáng tạo. Các bạn cũng có thể tạo nên dấu ấn của mình.

Các bạn cũng sẽ có cơ hội tạo ra các liên doanh bền vững, có nền tảng vững chắc là sự tin tưởng lẫn nhau và cách ứng xử hợp đạo đức. Nghiên cứu mới cho thấy, hành vi trái đạo đức có thể trở thành căn bệnh địa phương trong bất kỳ ngành công nghiệp nào có mức độ cạnh tranh cao. Thế nhưng, hành xử đúng đắn mang lại nhiều lợi ích lâu dài. Các bạn có thể giúp thiết lập chuẩn sống đúng đắn cho bản thân và cộng đồng.

Đồng thời, cộng đồng của các bạn đang kỳ vọng các bạn sẽ lãnh đạo để giải quyết một trong các vấn đề toàn cầu cấp bách nhất, đó là biến đổi khí hậu. Việt Nam đang gặp các nguy cơ về khí hậu do mật độ dân số và vị trí địa lý. Việt Nam cũng là nơi có các trung tâm đô thị lớn đang phát triển nhanh chóng.

Chúng ta sẽ thấy mức độ đô thị hóa tăng khủng khiếp ở nhiều nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi trong 15 năm tới. Điều này có thể cần một khoản đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu lên tới 90.000 tỷ USD.

Chỉ cần nghĩ về rủi ro nếu khoản đầu tư này không thực hiện đúng cách, ví dụ nếu các khoản đầu tư tạo ra các hệ thống giao thông và năng lượng sinh ra nhiều khí các-bon ở các siêu đô thị. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống trên hành tinh và cho tất cả chúng ta. Trên các khía cạnh khác nhau, các bạn có cơ hội trở thành công dân toàn cầu. Hãy kết nối với bạn bè, đồng nghiệp của các bạn trên toàn thế giới để nâng cao nhận thức.
 

Theo Đặc san TCNH/Bizlive

Trở về

Bài cùng chuyên mục