Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được hình thành kể từ ngày hôm nay (31/12). Người dân và doanh nghiệp Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn hơn, không chỉ thị trường của 90 triệu dân nữa mà với một tâm thế lớn hơn với 600 triệu dân và những cuộc cạnh tranh, đọ sức cam go, khốc liệt hơn.
Đầu tư 1.000 tỷ vào dự án xe buýt nhanh: Quá lãng phí!
- Cập nhật : 29/12/2015
(Kinh te)
Theo Tiến sĩ chuyên ngành giao thông đô thị Lê Xuân Thủy, việc đầu tư số tiền lên tới 1.000 tỷ đồng cho dự án chỉ để khai thác thí điểm xe buýt nhanh là quá lãng phí.
Trong thời gian gần đây, những người dân Hà Nội có thể để ý thấy trên một số tuyến đường có những nhà chờ xe buýt mới được dựng lên ngay trên giải phân cách ở giữa. Đây là một phần của dự án xe buýt nhanh Hà Nội, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới , do Ban quản lý dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội thực hiện.
Được khởi công năm 2013, dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2015, dự án này từng được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của thủ đô. Tuy nhiên, đến nay, không chỉ chậm tiến độ, dự án này lại đang bộc lộ rất nhiều bất hợp lý.
Không người bảo vệ, thi công thiếu chuyên nghiệp, bừa bãi và bụi bẩn, những nhà chờ xe buýt nhanh tiền tỷ được gắn mác 5 sao đang làm cho bộ mặt đô thị trên tuyến đường Lê Văn Lương trở nên nhếch nhác. Không những thế, nhiều người còn băn khoăn không biết phải băng qua đường như thế nào để đến được chỗ chờ xe buýt nhanh khi không có cầu vượt bộ hành.
Trên lý thuyết, xe buýt nhanh đi vào hoạt động nhằm giảm ùn tắc giao thông . Tuy nhiên, với tần suất liên tục 3 - 5 phút/chuyến, tốc độ di chuyển trên 20km/h, khi xe buýt nhanh hoạt động, các luồng tuyến khác phải dừng lại chờ mà không theo quy luật đèn xanh đèn đỏ như hiện nay. Từ đó, việc ùn tắc dễ xảy ra.
So sánh tương quan với hiệu quả mà dự án sẽ mang lại, Tiến sĩ chuyên ngành giao thông đô thị Lê Xuân Thủy cho rằng, việc đầu tư số tiền lên tới 1.000 tỷ đồng cho một dự án chỉ để khai thác thí điểm xe buýt nhanh trên đoạn đường cắt khúc dài gần 15 km từ bến xe Yên Nghĩa đến bến xe Kim Mã là quá lãng phí.
Theo kinh nghiệm từ Nhật Bản , ngoài điều kiện cần là hạ tầng cơ sở giao thông hiện đại, điều kiện đủ để xe buýt nhanh vận hành hiệu quả là số đông người dân đã có ý thức sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khi cả hai điều kiện này còn đang thiếu cộng với cách làm thí điểm dự án như vậy, chưa có cơ sở nào để khẳng định xe buýt nhanh sẽ đắt khách.