Những ngày gần đây, tại những vườn bưởi Diễn, hoa rụng trong đợt mưa thối rữa dưới gốc cây.
Nông nghiệp trước TPP: “Lo lắng là một chuyện, đầu tư mới quan trọng”
- Cập nhật : 15/10/2015
(Nong nghiep)
Ngành nông nghiệp Việt Nam đã nhiều lần đã đứng trên bờ đấu tranh gay gắt. Ngay từ khi chúng ta gia nhập WTO, nhiều người đã đặt câu hỏi nông nghiệp Việt Nam sẽ ra sao? Và đến bây giờ là TPP và các FTA khác thì chúng ta cũng đều lo lắng cho nông nghiệp...
Chiều 12/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand; Cơ quan xúc tiến Thương mại và doanh nghiệp New Zealand; Cơ quan Hợp tác chuyển giao công nghệ liên chính phủ đã tổ chức hội thảo Phát triển các chuỗi giá trị thực phẩm bền vững – từ sáng tạo địa phương đến tiêu dùng toàn cầu.
Bên lề hội thảo, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Đặng Kim Sơn – Chuyên gia về kinh tế và chính sách nông nghiệp về tiềm năng hợp tácnông nghiệp Việt Nam – New Zealand khi TPP được hình thành.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về nền nông nghiệp New Zealand – một nước có thế mạnh về xuất khẩu hàng nông sản trên thế giới?
TS. Đặng Kim Sơn: New Zealand là nước rất mạnh về nông nghiệp. Điểm đầu tiên chúng ta có thể học được từ nước bạn là tư duy, lấy thế mạnh từ lợi thế so sánh để phát triển. Đồng thời, New Zealand cũng là nước áp dụng rất tốt khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, liên kết với các nước có lợi thế và hỗ trợ lẫn nhau.
Bên cạnh đó, New Zealand cũng mạnh dạn tiếp cận cạnh tranh quốc tế để xuất khẩu hàng nông sản ra toàn thế giới. Đây là những điểm mà chúng ta cần học tập từ nước bạn.
Ông đánh giá thế nào về triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam – New Zealand trong thời gian tới, đặc biệt sau khi TPP đã kết thúc đàm phán?
Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam – New Zealand là rất lớn. Hiện nay thương mại song phương giữa 2 nước tương đối sôi động. Mặc dù New Zealand có quy mô thị trường không lớn, song Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ thị trường này.
Trong thời gian tới, khi TPP có hiệu lực, triển vọng đưa hàng hóa từ Việt Nam sang New Zealand, cũng như xuất khẩu sang thị trường thứ 3 rất lớn. Chẳng hạn như với ngành gỗ, New Zealand là nước trồng nhiều cây, Việt Nam là nước chế biến đồ gỗ. Do vậy, Việt Nam có thể nhập khẩu gỗ từ New Zealand để chế biến và xuất khẩu.
Đồng thời, với ngành sữa, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu rất nhiều, trong khi New Zealand lại là một trong những nước xuất khẩu sữa hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, ngành bò sữa và bò thịt cũng là những mối lo ngại của Việt Nam khi hội nhập TPP sắp tới. Tuy nhiên, Việt Nam có thể phối hợp với New Zealand để họ làm phần đầu, chúng ta làm phần sau nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị.
New Zealand rất giỏi về nghiên cứu khoa học, giống chăn nuôi, giống thủy sản… Phần thương mại cũng thực hiện rất tốt về xuất xư,s nhãn hiệu, quảng bá… Nếu có thể hợp tác thì cả 2 nước mạnh về nông nghiệp đều phát huy được lợi thế so sánh.
Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những cơ hội và thách thức gì khi vào TPP, thưa ông?
Ngành nông nghiệp Việt Nam đã nhiều lần đã đứng trên bờ đấu tranh gay gắt. Ngay từ khi chúng ta gia nhập WTO, nhiều người đã đặt câu hỏi nông nghiệp Việt Nam sẽ ra sao? Và đến bây giờ là TPP và các FTA khác thì chúng ta cũng đều lo lắng cho nông nghiệp.
Tuy nhiên, lo lắng là một chuyện, còn đầu tư vào nông nghiệp mới là điều quan trọng. Thời gian qua, đầu tư vào nông nghiệp chưa cao, bảo hộ cho nông nghiệp còn thấp.
Chúng ta đang sống trong môi trường cạnh tranh; chấp nhập cạnh tranh không công bằng, người nông dân và doanh nhân Việt đã đi lên bằng chính đôi chân của mình. Nhiều ngành bị đổ vỡ, nhiều nông dân phá sản, nhưng về cơ bản nông nghiệp Việt Nam đã trở thành một ngành xuất khẩu sống động, vươn lên xuất khẩu hàng chục tỷ USD vào thị trường thế giới.
Việt Nam đã liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ còn có đóng góp lớn của ngành nông nghiệp.
Nếu tập trung vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp tốt, thay đổi thể chế, tạo điều kiện cho nông dân liên kết với nhau, cho doanh nghiệp vào đầu tư, kể cả doanh nghiệp nước ngoài, đưa khoa học kỹ thuật, cởi trói và tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu khoa học… thì tôi tin ngành nông nghiệp sẽ đột phá. Bên cạnh đó, cần làm tốt xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường cho xuất khẩu nông sản.
Một lần nữa tôi xin khẳng định, Việt Nam thắng lợi không phải ở hiệp định, mà thắng lợi xuất phát từ nỗ lực của chính chúng ta.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!