tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

  • Cập nhật : 04/09/2015

(Tin kinh te)

Nhiều bạn đọc gửi thắc mắc, theo quy định mới, người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào là phù hợp quy định pháp luật về lao động?

Căn cứ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

-Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;
-Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;
-Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
Ngoài ra, người lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp bị người sử dụng lao động đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc cưỡng bức lao động hoặc bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
 
Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào?
 
Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động chỉ được ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Khi quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào bản tiêu chí này để ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động cũng được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do lý do bất khả kháng do địch họa, dịch bệnh; do di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cho nên, thực ra nếu đào tạo lại thì nguồn nhân lực của chúng ta vẫn có thể đáp ứng được, vấn đề chỉ là không ai nghĩ ra việc phải đào tạo, một cách bài bản, thậm chí mời giáo viên, giảng viên đào tạo. Nếu muốn xuất khẩu lao động, lại phải đào tạo lại, khi đó đâu có thị trường nào chờ đợi chúng ta.

Trong khi đó, PGS.TS Mạc Văn Tiến cũng cho rằng, thực ra nếu được chuẩn bị thì chúng ta cũng sẽ đáp ứng được các yêu cầu, không có vấn đề gì, vì công nghệ là theo tiêu chuẩn thế giới, chúng ta đã nhập khẩu công nghệ Nhật Bản rất nhiều, các trường cũng đào tạo kỹ năng làm việc công nghệ Nhật Bản không đến nỗi kém.

Nhưng cái kém của lao động VN nói chung và lao động tay nghề VN nói riêng đó chính là khả năng ngoại ngữ, khả năng hội nhập, làm việc nhóm, nói cách khác là kỹ năng mềm.

Ví dụ ngay như ứng xử văn hóa, văn hóa VN là văn hóa ngồi bệt, sang nước khác họ không đồng tình với văn hóa đó; hay nói to, cãi lộn, hơi tí hạ cẳng chân thượng cẳng tay, sang Nhật Bản thì lại là đất nước rất tôn ti trật tự, rất nghiêm túc. Để thấy tính nghiêm túc của lao động VN còn hạn chế, trình độ cao đến trình độ thấp cũng vậy.

"Trình độ của chúng ta không đáng ngại, nhưng trong thị trường lao động họ quan tâm đến sự sẵn sàng, không chỉ là kinh doanh nghề nghiệp, không chỉ là trình độ mà còn rất nhiều thứ khác chi phối quyết định.

Cũng giống như việc, có tay nghề giỏi mà không biết tiếng, thì họ bảo vặn ốc vít lại thì lại đem tháo ra, khi đó, rất dễ gây phản cảm, thiếu thiện cảm của người tuyển dụng lao động", ông Tiến phân tích.

Nói về thực tế hiện nay, ông Tiến chỉ rõ, hiện nay chúng ta vẫn đã và đang đàm phán để xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản, số lượng lao động đã xuất khẩu cũng đã có.

Tuy nhiên, trước mắt chúng ta không đi theo kiểu xuất khẩu lao động đúng nghĩa, mà đi theo kiểu "tu nghiệp sinh", nghĩa là không phải lao động thuần túy mà chủ yếu là những người đang học tại các trường nghề, sang đó được đưa vào các DN rồi vừa làm vừa học.

Trong thời gian đi làm việc vẫn được trả lương, như thế khi về nước người lao động vừa có tay nghề, vừa có trình độ tốt nghiệp theo như họ mong muốn, vẫn có tiền.

Đồng tình quan điểm, PGS.TS Nguyễn Văn Nam nói: "Thực ra thì không chỉ có thị trường Nhật, kể cả thị trường Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc), lực lượng lao động đều phải đạt được yêu cầu của DN tuyển dụng, vấn đề vẫn là lao động phải được đào tạo chuyên môn, biết nhu cầu, triển khai bài bản trong nước theo đúng ngành nghề họ yêu cầu.

Cụ thể về các tiêu chí như sức khỏe, trình độ, kiến thức, đào tạo ra sao, có gặp khó khăn gì hay không, nhưng đáng ngại là hiện nay chúng ta không làm như vậy. Tiền để đào tạo dạy nghề của chúng ta rất nhiều, nhưng đưa về địa phương lại không sử dụng, vì đào tạo ra lại không làm theo nghề, ai làm việc nào thì làm việc đó, không có sự thống nhất với nhau".

Cần đào tạo nguồn lao động theo nhu cầu của DN

Nhìn nhận về cái khó của thị trường lao động VN, PGS.TS Mạc Văn Tiến cho rằng, thứ nhất, là lựa chọn nghề nghiệp đúng, điểm này hoàn toàn khắc phục được; thứ hai, đó là ngoại ngữ, dù hệ thống đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhưng có thể đầu tư, nâng cao.

Hầu như các DN Nhật hiện nay đều phải hỗ trợ người lao động đi học tiếng, đi tu nghiệp sinh thì DN sẽ hỗ trợ cho đi học tiếng trước, sau đó kiểm tra đủ yêu cầu về tiếng thì họ mới cho sang, khiến cho cơ hội được xuất khẩu lao động bị giảm đi. Để thấy rõ tính sẵn sàng của lao động VN đang bị hạn chế.

"Như vậy không có nghĩa là chúng ta không thể xuất khẩu sang Nhật, dĩ nhiên là có, nhưng mà số lượng không nhiều, đặc biệt chưa đa dạng về ngành nghề. So với các thị trường xuất khẩu lao động khác thì sang Nhật Bản vẫn còn khiêm tốn. Nhưng nếu ai đã đi được thì thu nhập vô cùng tốt", ông Tiến chỉ rõ.

Tuy nhiên, ông cũng nhận định: "Nhật Bản từ trước đến nay vẫn là một thị trường rất có tiềm năng, nhưng nếu nói ưu tiên xuất khẩu đối tượng nào thì chắc chắn tính ở thời điểm hiện tại, chỉ vẫn là lao động tầm trung, lao động kỹ thuật còn cử nhân hay Thạc sĩ, Tiến sĩ, thì cũng có nhưng vô cùng ít và hạn chế.

Chỉ có lực lượng lao động công nhân kỹ thuật thì vô cùng nhiều, nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện biết ngoại ngữ, tay nghề giỏi".

Bởi vì, theo ông Tiến về trình độ khoa học, kỹ thuật của những tầng lớp học có bằng cấp, ở Nhật được đào tạo vô cùng bài bản, học đi đôi với thực hành, không như cách đào tạo hiện nay của VN.

(Theo phapluattp)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục