“Cuộc ngừng việc hàng loạt của công nhân (CN) phản ứng Điều 60 Luật BHXH có thể đã không xảy ra nếu người CN có tích lũy, bởi họ không thể đi vay nóng, trả lãi nặng khi họ cho rằng vẫn còn một khoản, đó là BHXH 1 lần. Ai chẳng muốn về hưu được an nhàn, sống không phụ thuộc, nhưng hiện tại họ đang phải sống dưới mức tối thiểu thì cơ sở nào để người CN chờ được tới khi hưởng lương hưu” - ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐCS Cty TNHH PouYuen Việt Nam - nói.
Hướng dẫn thời gian người lao động nghỉ việc không hưởng lương
- Cập nhật : 27/08/2015
(Tin kinh te)
Bộ lao động Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi Bộ Nội vụ hướng dẫn về việc nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm đau đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Khoản 4, Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định: "Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng; Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quả 2 tháng” là quy định giới hạn thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động, không phải quy định giới hạn thời gian nghỉ ốm, thời gian nghỉ việc không hưởng lương của người lao động.
Nếu người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động nghỉ không hưởng lương quá 1 tháng hoặc người lao động nghỉ ốm quá 2 tháng thì thời gian vượt quá đó không được tính là thời gian được coi là thời gian làm việc cùa người lao động đế tính số ngày nghỉ hằng năm.Pháp luật về lao động hiện hành không quy định thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa, chỉ quy định “người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương” (Khoản 3 Điều 116 Bộ luật lao động).
Theo Bộ luật lao động và Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ thì công chức, viên chức được áp dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại 2 văn bản này trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công chức, viên chức có quy định khác. Vì vậy, nếu không có quy định riêng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì công chức, viên chức cũng áp dụng 2 nội dung trên như người lao động.Tuy nhiên, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, để rõ ràng hơn đối với công chức, viên chức và tránh việc quy định này bị lạm dụng, Bộ đề nghị Bộ Nội Vụ nghiên cứu, phối hợp với xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng cho công chức, viên chức.