tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

6 lời nói dối kinh điển của trường đại học mà bạn chưa biết

  • Cập nhật : 23/02/2019

Những sinh viên ngây thơ thường sẽ đặt niềm tin tuyệt đối vào những gì mà các trường đại học chia sẻ với họ. Tuy nhiên, đến khi ra trường và va chạm với thực tế, họ mới nhận ra rằng không phải tất cả những gì họ được biết là chính xác.

Thực tế rằng, để sinh viên tin tưởng và chuyên tâm vào việc học hành, nhiều trường đã đưa ra ít nhiều các thông tin sai sự thật. Hãy cùng xem qua 6 lời nói dối kinh điển của các trường đại học mà sinh viên thường hay nghe và tin tưởng nhất.

1. Bạn có thể “thổi phồng” CV xin việc bằng vài lời nói dối

Với những sinh viên ra trường, từ “kinh nghiệm” dường như trở thành nỗi ám ảnh của họ. Nhiều sinh viên muốn nhanh chóng tìm được việc làm với mức lương cao và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Có thể trong khi làm đồ án tốt nghiệp, bạn đã dành một thời gian ngắn để đi thực tập, tuy nhiên bấy nhiêu chưa đủ để các nhà tuyển dụng chọn bạn.

Để đảm bảo tỷ lệ ra trường sinh viên có việc sau khi ra trường cao, nhiều trường đại học đã khuyến khích sinh viên “thổi phồng” CV xin việc. Bạn có thể nói dối về những hoạt động mà bạn đã tham gia khi còn ngồi ghế nhà trường, các giải thưởng mà bạn nhận được, kinh nghiệm mà bạn đã có được trong khoảng thời gian đi làm thêm…

Tuy nhiên, nếu gặp một nhà tuyển dụng “kỹ tính”, bạn sẽ bị hỏi sâu vào những việc mà bạn từng làm trước đây. Nếu bạn ấp úng hoặc trả lời không thống nhất sẽ rất dễ bị phát hiện. Ngoài ra, sẽ có người phỏng vấn muốn xem bằng cấp hoặc các giải thưởng mà bạn nhận được. Trong những trường hợp như thế này thì sự chân thật vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.

de dam bao ty le ra truong sinh vien co viec sau khi ra truong cao, nhieu truong dai hoc da khuyen khich sinh vien “thoi phong” cv xin viec

Để đảm bảo tỷ lệ ra trường sinh viên có việc sau khi ra trường cao, nhiều trường đại học đã khuyến khích sinh viên “thổi phồng” CV xin việc

2. Bạn chỉ cần chuẩn bị một CV chuyên nghiệp là có thể dễ dàng xin được việc

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của một CV xin việc, bởi nó có thể được xem như bộ mặt của ứng viên. Một đơn xin việc cần trang trọng, nghiêm túc, chuyên nghiệp để nhận được đánh giá cao từ phía nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, việc bạn có được nhận vào làm hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Bạn có dành thời gian để tìm hiểu về công ty không? Kinh nghiệm làm việc của bạn thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì. Tính cách và khả năng của bạn có phù hợp với công việc hay không…

3. Thực tập sẽ mang đến cho bạn hai chữ “kinh nghiệm”
Trong chúng ta, ai phải trải qua thực tập thì mới hiểu hết được những sự thật “phũ phàng” của những tháng ngày ấy. Nếu may mắn hoặc có mối quan hệ bạn mới được trau dồi kinh nghiệm theo đúng ý nghĩa của thực tập. Trên thực tế, đa số thời gian thực tập sinh viên sẽ làm những việc “vặt” của công ty như: in tài liệu, soạn thảo văn bản, chuẩn bị giấy tờ… Cơ hội tiếp xúc với công việc chính rất ít.

Chưa kể, thời gian thực tập chỉ kéo dài vài tháng. Với khoảng thời gian này chưa đủ để bạn có thể mang hai từ “kinh nghiệm” có được từ thực tập đâu. Rất nhiều sinh viên sau khi ra trường vẫn phải chấp nhận xin việc làm với mức trợ cấp thấp trong khoảng thời gian dài để có được kinh nghiệm.

tren thuc te, co kha nhieu sinh vien sau khi ra truong van phai chap nhan xin viec lam voi muc tro cap thap trong khoang thoi gian dai de co duoc kinh nghiem

Trên thực tế, có khá nhiều sinh viên sau khi ra trường vẫn phải chấp nhận xin việc làm với mức trợ cấp thấp trong khoảng thời gian dài để có được kinh nghiệm


4.Bạn không cần phải đi theo một quỹ đạo nghề nghiệp vẫn có thể thành công
Nếu muốn trở thành một nhà sản xuất phim truyện thì bạn phải trải qua một khoảng thời gian dài làm trợ lý, biên tập, biên kịch… Để nhận được vai trò trưởng bộ phận nhân sự, bạn phải đi lên từ vị trí thực tập nhân sự, chuyên viên nhân sự… Để trở thành một biên tập viên, bạn phải đặt ngòi bút của mình với vai trò cộng tác viên…

Thật ra vẫn có trường hợp thành công mà không cần phải đi từ vị trí nhỏ lên. Đó là khi bạn có một khoảng tài chính khổng lồ nâng đỡ hoặc “con ông cháu cha”. Còn trên thực tế, để đạt được những vị trí công việc cao, bạn cần thử sức ở những vị trí nhỏ trước, trau dồi kinh nghiệm và phát triển bản thân từ từ.

5. CV là công cụ duy nhất để nhà tuyển dụng đánh giá bạn

Với sự phát triển lớn mạnh của mạng xã hội, nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng tìm hiểu và đánh giá ứng viên thông qua các trang như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo… Đó là lý do trong nhiều trang yêu cầu sơ yếu lý lịch có phần để bạn điền đường dẫn các trang cá nhân của mình vào.

Vì thế, để thể hiện được điểm mạnh của bản thân và sự chuyên nghiệp, đừng “dại dột” nói xấu sếp cũ hay sử dụng từ ngữ không hay trên mạng xã hội nhé.


6. Cựu sinh viên sẽ giúp đỡ bạn trong quá trình kiếm việc

Bạn thường xuyên nghe những câu chuyện về anh A, chị B từng học ở trường giờ đang làm việc cho một công ty C tầm cỡ nào đấy. Và bạn cũng sẽ có được sự nâng đỡ khi làm việc chung với họ. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Mặc dù sự thật là nhiều cựu sinh viên muốn giúp đỡ sinh viên và học sinh, tuy nhiên không nhiều người sẵn lòng giúp đỡ bạn tận tình chỉ với lý do “học cùng trường đại học”. Do đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn tâm lý cho việc “tự lực cánh sinh” nếu không có người thân trợ giúp.

Nhiều người trong chúng ta đặt niềm tin quá lớn vào nơi giảng đường. Tuy nhiên, có một sự thật rằng, cùng học ở một trường đại học nhưng khi ra tốt nghiệp có người rất thành công, có người thất bại. Tương lai của một người còn tùy thuộc vào cách người đó kiên trì làm việc và nắm bắt cơ hội ra sao. Đừng ỷ lại vào những lời chia sẻ từ các giảng viên ở trường đại học mà hãy tự mình hành động. Thành công hay không, là do chính bạn chứ không phải ai khác quyết định, nhớ nhé!

Trở về

Bài cùng chuyên mục