Những sinh viên ngây thơ thường sẽ đặt niềm tin tuyệt đối vào những gì mà các trường đại học chia sẻ với họ. Tuy nhiên, đến khi ra trường và va chạm với thực tế, họ mới nhận ra rằng không phải tất cả những gì họ được biết là chính xác.
4 cách trình bày về ưu nhược điểm của bản thân khi phỏng vấn
- Cập nhật : 23/04/2020
Có rất nhiều vấn đề trở ngại trong mỗi buổi phỏng vấn dù bạn đang tìm việc ở bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào. Bởi phỏng vấn là quá trình nhà tuyển dụng dùng những phương pháp về tâm lý để khai thác ứng viên từ đó đánh giá, nhận xét xem liệu bạn có phù hợp cho vị trí họ đang cần hay không. Bên cạnh những câu hỏi hóc búa và mang tính phân loại cao, một buổi phỏng vấn cơ bản không thể bỏ quên thông tin về nhận định bản thân đến từ ứng viên. Nhà tuyển dụng thường sẽ để bạn trình bày về ưu nhược điểm của bản thân để từ đó làm cơ sở đánh giá khách quan hơn về mức độ phù hợp. Phần này tuy không quá phức tạp nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội được nhận việc của mỗi người.
Chia sẻ về chủ đề trên, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 cách trình bày phù hợp nhất về ưu nhược điểm của bản thân khi phỏng vấn.
Đừng trình bày quá nhiều về ưu điểm
Theo một số khảo sát cho thấy, thói quen không tốt của rất nhiều ứng viên trong quá trình phỏng vấn đó chính là liên tục nói về ưu điểm của bản thân. Nghe thì có vẻ hơi vô lý vì bạn chỉ đang tự hào và muốn cho nhà tuyển dụng biết về ưu điểm của bản thân. Thế nhưng để nhìn nhận toàn diện hơn về vấn đề này bạn cần phải hiểu tâm lý người đối diện. Người phỏng vấn bạn sẽ không có quá nhiều thời gian và bạn cũng nên tỏ ra khiêm tốn, đúng mực khi chia sẻ về khía cạnh này. Lời khuyên là đừng liệt kê ưu điểm mà hãy chọn và kể về những thế mạnh nổi bật và phù hợp với công việc cũng như doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển.
Chia sẻ thông minh về nhược điểm
Tất cả chúng ta đều ngại và hầu như không dám nêu lên những nhược điểm của bản thân cho người khác nên thường sẽ có xu hướng giấu nhẹm đi hoặc nói qua sơ sài. Một bí quyết hiệu quả khi nói về nhược điểm của mình khi phỏng vấn tìm việc làm ở Đà Nẵng hay bất kỳ địa phương nào khác, đó là hãy liên kết mỗi ưu điểm tương ứng khi nói về nhược điểm của mình như thể đó chỉ là mặt khác của câu chuyện mà thôi. Điều này không những làm nhẹ tính nghiêm trọng, mà còn tạo cảm giác tích cực cho người nghe.
Đưa ra dẫn chứng phù hợp
Một lời khuyên dành cho các ứng viên trong khi nêu ưu nhược điểm của bản thân là đừng chỉ liệt kê hàng loạt theo thứ tự bằng nhịp điệu khô khốc, nhàm chán mà nên thoải mái chia sẻ về những câu chuyện ngắn, những dẫn chứng nhỏ mà bạn cho rằng nó hiệu quả khi đi kèm với các ưu nhược điểm của mình. Ví dụ như khi nói về khả năng chịu áp lực giỏi, đừng ngại kể về thời điểm bạn từng liên tục sửa chữa nội dung ý tưởng và hoàn thành theo đúng yêu cầu chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Hoặc nếu để nói về trình độ ngoại ngữ không được tốt thì có thể chia sẻ rằng bạn đã từng bỏ lỡ rất nhiều cơ hội làm việc ở môi trường tốt hơn chỉ vì ngoại ngữ yếu... Những dẫn chứng này sẽ giúp nhà tuyển dụng thông cảm và hiểu rõ bạn hơn so với những liệt kê mơ hồ, chung chung.
Thể hiện tinh thần cầu thị
Một trong những bí quyết vô cùng quan trọng nữa đó chính là luôn luôn thể hiện được tinh thần cầu thị trong suốt buổi phỏng vấn dù cho có được hỏi bất cứ vấn đề nào. Bạn cần phải hiểu rõ cầu thị là sự nhìn nhận đúng mực về bản thân cả khía cạnh ưu điểm lẫn nhược điểm để từ đó tự đánh giá khả năng và hạn chế của mình. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên biết bản thân họ giỏi ở đâu để phát huy và thiếu sót ở đâu để cải thiện. Tinh thần cầu thị của bạn sẽ mang đến không khí tích cực đồng thời giúp phần trình bày của bạn trở nên thuyết phục và ấn tượng hơn rất nhiều so với các ứng viên khác.
Trên đây là 4 cách trình bày về ưu nhược điểm của bản thân khi phỏng vấn. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm và bài học, sẵn sàng cho buổi phỏng vấn sắp tới đạt hiệu quả cao nhất.
Tiến Huy