Để đón đầu Hiệp định Thương mại tự do (FTA) dự kiến ký với EU cuối năm nay, các doanh nghiệp đnag rốt ráo tăng tốc để tận dụng thời cơ giảm thuế.
Tỷ giá tiếp tục điều chỉnh: Thêm "cú đấm' vào doanh nghiệp nhập khẩu
- Cập nhật : 24/08/2015
(Tin kinh te)
Việc điều chỉnh tỷ giá 1% của NHNN có thể khiến cho giá nhập khẩu hàng hóa nguyên phụ liệu cho sản xuất của DN tăng thêm 1%.
Sáng ngày 19/8, NHNN đã bất ngờ công bố điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng VN và USD, từ mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD. Đồng thời điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-2 lên +/-3%.
Là doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu sang EU nên việc điều chỉnh tỷ giá thêm 1% được ông Nguyễn Xuân Dương, Giám đốc Công ty May Hưng Yên, nhìn nhận là đây là thông tin tốt, giúp mở ra cơ hội cho nhiều ngành xuất khẩu hồi phục.
Chưa được như kỳ vọng
Tuy nhiên, đại diện DN này cho rằng tốc độ điều chỉnh VND/USD vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Cũng bởi, trong một năm qua các đồng tiền chủ chốt đều phá giá rất mạnh; các nước xunh quanh khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… giảm giá đồng nội tệ.
Đặc biệt, gần đây động thái phá giá đồng NDT của Trung Quốc ở mức 4,6% đã đặt Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong điều hành chính sách tỷ giá, khi biên độ điều chỉnh chỉ ở mức thấp.
“Việc điều chỉnh tỷ giá có thể giúp DN bù một phần, trang trải cho việc tăng giá của các mặt hàng, nhu cầu tăng lương. Song làm thế nào để hàng Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước khác là điều cần suy nghĩ, khi mà nhiều nước xuất khẩu là đối thủ của Việt Nam phá giá rất mạnh”, ông Dương lo ngại.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cũng đánh giá việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN là rất kịp thời và hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu của DN. Tuy nhiên, đại diện của ngành thủy sản cũng cho rằng mức điều chỉnh này chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN.
Bởi lẽ khi các nước xunh quanh điều chỉnh tỷ giá là nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Với giá rẻ hơn, cạnh tranh tốt hơn thì hàng hóa của những nước này sẽ có lợi thế hơn so với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, việc NHNN điều chỉnh tỷ giá, dù ở mức không tương thích với các nước song cũng ít nhiều hỗ trợ cho DN.
“Cú đấm” vào DN nhập khẩu
Đặt trong bối cảnh Trung Quốc phá giá rất mạnh đồng NDT, ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, chính sách tỷ giá của NHNN có ý nghĩa lớn với DN thép. Cũng bởi, hiện ngành thép đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ thép nhập khẩu, khi có tới trên 50% lượng thép được nhập từ Trung Quốc, đang tạo sức ép lên DN nội địa.
Tuy nhiên, với các DN nhập khẩu thì động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN lại tạo nên những nỗi lo lớn. Mặc dù có lượng xuất khẩu ra nước ngoài và được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN, song theo ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse, do phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu cho sản xuất nên DN thiệt nhiều hơn lợi.
Theo đó, việc điều chỉnh tỷ giá 1% của NHNN có thể khiến cho giá nhập khẩu hàng hóa nguyên phụ liệu cho sản xuất của DN tăng thêm 1%. Như vậy, giá bán hàng hóa cũng sẽ phải tăng theo và điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN. Theo tính toán, DN này có thể bị giảm khoảng 0,5% lợi nhuận từ chính sách tỷ giá.
Việc điều chỉnh tỷ giá theo tín hiệu thị trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chính sách điều chỉnh tỷ giá có thể tác động bất lợi cho nhập khẩu, song lại mang lại nhiều lợi ích cho xuất khẩu.
Nhiều DN thì cho rằng NHNN vẫn đang quá “rụt rè” trong việc điều chỉnh tỷ giá. Song việc cân nhắc bài toán chính sách tỷ giá như thế nào cần được phân tích kỹ lưỡng nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trên thị trường.