“Chúng ta đã và đang cố gắng tăng trưởng kinh tế đôi khi “bằng mọi giá”, còn trách nhiệm bảo vệ môi trường thì lại thể hiện theo kiểu đối phó” – TS Nguyễn Thành Sơn.
Năm 2016 sẽ là một năm xuất sắc đối với nền kinh tế Việt Nam
- Cập nhật : 13/02/2016
(Tin kinh te)
Với việc tham gia 12 hiệp định thương mại tự do vừa song phương vừa đa phương, cùng với đó là một số hiệp định khác đang đàm phán và chuẩn bị ký kết, môi trường đầu tư của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.
Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered cho thấy triển vọng kinh tế Việt Nam ngày càng tốt hơn dù tăng trưởng toàn cầu có thể vẫn ở mức thấp 2,9% trong năm 2016.
Ngân hàng này cho rằng năm 2016, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,9% (cao hơn dự báo 6,6% trước đó). Với dự báo này, Việt Nam sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai ở châu Á chỉ sau Ấn Độ.
Báo cáo cũng nêu rõ rằng lĩnh vực tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 và sát ngay sau đó sẽ là lĩnh vực đầu tư.
Còn theo khảo sát của hãng tin Bloomberg, nền kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ tăng xấp xỉ 7%, chỉ đứng sau Ấn Độ.
Những chuyển động tích cực của nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao. Các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng ANZ nhận định: “Năm 2016 sẽ là một năm xuất sắc đối với nền kinh tế Việt Nam”. Nhận định này dựa trên những khảo sát về những nhân tố tích cực của nền kinh tế, đặc biệt là làn sóng đầu tư vào Việt Nam để đón đầu các cơ hội do các FTA mang lại. Việt Nam sẽ có một năm 2016 rộn ràng trong thu hút FDI.
Một chuyên gia phân tích khác, CEO của Tập đoàn Amata, cũng đánh giá: Việt Nam hiện đang có những thời cơ thuận lợi để trở thành điểm đến đầu tư mang tính chiến lược cho các tập đoàn đa quốc gia, cũng như rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với 55 nền kinh tế, với hơn 90% các dòng thuế suất được giảm về 0% được xem là lợi thế lớn cho nhà đầu tư để đổ vốn vào Việt Nam.
Theo Bảng xếp hạng những quốc gia tốt nhất để đầu tư của World Bank dựa trên điểm số chủ yếu từ hơn 4.000 người ra quyết định kinh doanh thông qua 8 yếu tố: Tham nhũng, động lực, môi trường kinh tế ổn định, chính sách thuế, sự sáng tạo, tinh thần doanh nhân, lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thì sau Ấn Độ và Singapore, Việt Nam được đánh giá là quốc gia tốt nhất để đầu tư trong năm 2016.
Theo Công Trí
Chinhphu.vn