Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao khả năng cạnh tranh,góp phần làmtăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, năm 2013 Thủ tường Chính phủ đã ban hành Quyết định số 601/QĐ-TTg thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để đảm bảo phát huy hiệu quả của Quỹ này, ngày 12/8/2015 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 119/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Làm sao thực hiện giấc mơ 'cường quốc hoa'?
- Cập nhật : 31/01/2016
(Tin kinh te)
Việt Nam có đầy đủ lợi thế để trở thành một “cường quốc hoa” trên thế giới. Nhưng đáng buồn, ngành sản xuất và xuất khẩu hoa vẫn đang thiếu cơ chế để bứt phá.
Tiềm năng
Khi mới bắt tay vào sản xuất lan hồ điệp, một loại lan rất được thị trường ưa chuộng hiện nay, gia đình chị Đỗ Thị Mơ (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là vấn đề đất đai, giống, vốn, thị trường… nhìn đâu cũng thấy vướng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, những chậu lan đã bắt đầu mang lại cho chị niềm tin mới.
“Đầu tiên chúng tôi đầu tư khoảng hơn 1 tỷ đồng để xây dựng một khu vực trồng, chăm sóc lan với diện tích hơn 1 nghìn mét vuông. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 5 năm, gia đình tôi đã có thu nhập kha khá từ vườn lan này. Trong dịp Tết nguyên đán này chúng tôi dự kiến cung cấp khoảng 2 vạn chậu lan cho thị trường Bắc Ninh, Hà Nội và một số tỉnh khác như Hải Dương, Bắc Giang. Ước tính doanh thu mỗi năm từ hoa lan đạt khoảng 300-400 triệu đồng/năm, đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ và 2 lao động thường xuyên”, chị Mơ cho biết.
Tại thôn Mãn Xã Tây, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, mô hình trồnghoa ly của anh Nguyễn Hữu Trường đang được coi là mô hình trồng hoa ly có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Ninh. Anh Trường cho biết, anh đã sang tận Trung Quốc để tham quan, học tập kinh nghiệm và mời 2 chuyên gia về tư vấn. Đồng thời anh đầu tư hơn 2,6 tỷ đồng để xây dựng nhà lưới, mua củ giống… Song thị trường hiện nay khá rộng mở với mức tiêu thụ khoảng 200 cây/ngày, từ vườn hoa ly đã cho anh thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đối với ông Nguyễn Văn Điền (thôn Yên Phúc, xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình), trước đây chỉ trồng các loại hoa truyền thống như cúc, dơn, đồng tiền… Tuy nhiên năm 2011, ông đã mạnh dạn trồng thử nghiệm hơn 5.000 củ ly giống Sorbonne, hoa thu đúng vào dịp Tết với giá bán buôn là khoảng 35-40 nghìn đồng/cây, lợi nhuận riêng vụ đó gia đình ông đạt khoảng 70 triệu đồng. Năm nay, ông cũng đã quyết định mở rộng diện tích để trồng 11 vạn củ ly để phục vụ Tết Bính Thân.
Siêu lợi nhuận
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), kết quả điều tra nhu cầu thị trường hoa, cây cảnh Việt Nam cho thấy, giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng khoảng trên 11%. Mức độ tiêu dùng hoa cây cảnh trung bình của người dân đô thị năm 2000 mới chỉ là 25 nghìn đồng/người/năm thì đến năm 2014 là hơn 130 nghìn đồng/năm. Đối với người dân nông thôn, mức tiêu dùng tương ứng chỉ bằng 20% so với đô thị, mức tăng bình quân về cầu là khoảng 15%.
Cùng đó, diện tích hoa, cây cảnh trong cả nước cũng được mở rộng và hiện có khoảng hơn 34 nghìn hécta đất nông nghiệp đang được dùng trồng hoa và cây cảnh. Thu nhập bình quân từ trồng hoa, cây cảnh cũng đang là một chỉ tiêu mơ ước của ngành nông nghiệp với khoảng 285 triệu đồng/ha, so với canh tác toàn ngành trồng trọt thì đã gấp khoảng 3,5 lần và không hiếm những mô hình cho thu nhập đến hàng tỷ đồng/ha/năm.
GS. TS Nguyễn Quang Thạch, Viện sinh học Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng: Ngành hoa là ngành siêu lợi nhuận, nếu như hiệu quả của các cây nông nghiệp, công nghiệp có thể tính trên hécta, còn riêng với hoa nông dân có thể tính hiệu quả trên từng mét vuông. Đơn cử như cây hoa đồng tiền tại Tây Tựu (Hà Nội), mỗi mét vuông có thể trồng 8 cây, thu được khoảng 12 cành/năm, thu lãi khoảng 200 đồng/cành thì mỗi năm cũng đạt khoảng 240 triệu đồng/ha. Hầu hết các vùng, hộ sau khi chuyển đổi nông nghiệp theo hướng trồng hoa đều trở thành những vùng kinh tế phát triển.
Ví dụ như tại Lâm Đồng hiện đang có khoảng 10 nghìn ha có thu nhập từ 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/năm đều tập trung ở vùng sản xuất hoa Đà Lạt. Tại xã trồng hoa Xuân Quan (tỉnh Hưng Yên), trong 3 năm trở lại đây không có người sản xuất kinh doanh nào bị thua lỗ, tổng thu nhập từ sản xuất hoa của Xuân Quan trong vụ hoa Tết 2015 ước đạt trên 100 tỷ đồng, nhiều hộ gia đình trồng hoa có mức thu nhập khoảng 1,5 đến 2 tỷ đồng/năm.
Sao chưa thành “cường quốc hoa”?
Đây là câu hỏi được đưa ra tại Diễn đàn “Liên kết nghiên cứu, sản xuất hoa, cây cảnh theo chuỗi giá trị” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Hà Nội. Rõ ràng, Việt Nam đang có đủ các điều kiện để trở thành một cường quốc hoa: thị trường, đất trồng và điều kiện sinh thái phù hợp, cơ sở vật chất và công nghệ tiên tiến.
Đặc biệt, theo GS Nguyễn Quốc Vọng, nguyên Giám đốc Trung tâm phát triển quốc tế, Học viện Nông nghiệp thì Mộc Châu và Lâm Đồng là những “nhà kính khổng lồ” trời cho. Việt Nam cũng có diện tích trồng hoa khá lớn, tương đương với Tây Ban Nha, quốc gia đứng thứ 5 châu Âu về lĩnh vực này, tuy nhiên giá trị xuất khẩu các mặt hàng hoa hầu như không đáng kể. Hiện nay, Đà Lạt được coi là xứ sở hoa của Việt Nam nhưng cũng chỉ có khoảng 20% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Mổ xẻ vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam chưa phát triển ổn định và bền vững ngành hàng hoa theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, chưa sản xuất theo yêu cầu thị trường. Nhà nước chưa coi hoa là sản phẩm chủ lực, chưa có các chính sách quan tâm đầu tư thỏa đáng cho ngành trồng hoa, thiếu vốn đầu tư hạ tầng, chính sách thuế chưa hấp dẫn người trồng hoa, thiếu công nghệ sản xuất tiên tiến… Giải quyết được những vấn đề này, giấc mơ đưa nước ta trở thành một “cường quốc hoa” sẽ không còn xa!
Theo Nguyễn Trường
Tiền Phong