Gần 4.700 doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết đã được ngành thuế “khui” ra trong năm 2015.
HSBC: Dầu thô không còn là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam
- Cập nhật : 03/11/2017
HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng Thị trường Việt Nam với tiêu đề “Dầu thô thất thế, du lịch lên ngôi”.
HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng Thị trường Việt Nam với tiêu đề “Dầu thô thất thế, du lịch lên ngôi”.Nguồn ảnh: Internet
Dầu mỏ thất thế
Trong nhiều năm dầu thô là một nhân tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế và điều này đã không còn duy trì tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Ảnh hưởng của dầu thô lên tăng trưởng xuất khẩu là rất nhỏ trong hơn hai năm vừa qua. Trong vòng 5 năm qua, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhờ xuất khẩu hàng điện tử và điện thoại di động tăng rất nhanh. Điều này thật sự rất khác biệt so với thập kỷ trước (2000 – 2010).
Ít nhất cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang chuyển hướng không phụ thuộc vào dầu thô. Việt Nam đang tìm kiếm những kênh tăng trưởng mới trong bối cảnh sản xuất dầu mỏ giảm sút. HSBC tin rằng đây chính là một chính sách bền vững cho Chính phủ Việt Nam khi sản lượng năng lượng hóa thạch của đất nước đang ngày càng co hẹp và ngành công nghiệp dịch vụ đang ngày càng phát triển.
Ngành du lịch lên ngôi
Trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành chương trình miễn thị thực để thu hút nhiều khách du lịch tới Việt Nam hơn và điều này dường như đã có hiệu quả. Như vậy, HSBC vẫn tiếp tục lạc quan về ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam và kỳ vọng số lượng du khách sẽ vượt qua 10 triệu người trong thời gian tới vì Việt Nam đã làm được điều này trong năm 2016.
Cụ thể, Chính phủ gần đây áp dụng các biện pháp tự do hóa nhờ chương trình miễn thị thực cho năm quốc gia ở châu Âu (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh) thu hút lượng du khách từ châu Âu vào Việt Nam từ đầu năm đến nay tăng 21% so với năm trước. Ngoài ra, từ hồi đầu năm, Việt Nam đã áp dụng quy trình cấp visa đơn giản cho công dân Trung Quốc bao gồm thủ tục xin thị thực trực tuyến cho du khách Trung Quốc du lịch ngắn ngày và ba ngày miễn thị thực cho du khách Trung Quốc nhập cảnh từ cửa khẩu Quảng Ninh. Kết quả là Việt Nam đã chào đón lượng du khách kỷ lục hơn 10 triệu người trong năm 2016 và con số này sẽ dễ dàng được vượt qua trong năm 2017.
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, doanh thu ngành du lịch đạt được gần 16,5 tỷ USD trong chín tháng đầu năm nay, tăng 26,5% so với năm 2016
Theo HSBC, ngành du lịch Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy nhờ vào hoạt đồng đầu tư. Hàn Quốc là quốc gia có lượng vốn đầu tư FDI lớn nhất đổ vào Việt Nam, chủ yếu là ở ngành sản xuất, trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc lại quan tâm đến lĩnh vực bất động sản sau khi Việt Nam đã nới lỏng quyền sở hữu nhà cho người nước ngoài hồi năm 2015.
HSBC cho rằng Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong vài năm tới nếu như chương trình miễn thị thực còn tiếp tục, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện và môi trường kinh tế và chính trị tại các nước khác thuận lợi.
GDP và lạm phát trong những tháng cuối năm
Về tăng trưởng kinh tế, HSBC cho rằng tăng trưởng của Việt Nam sẽ vẫn mạnh cho đến hết năm mặt dù có thể giảm nhẹ ở lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu vào cuối năm, do PMI tháng 10 vừa qua suy yếu nhẹ. HSBC kỳ vọng tăng trưởng GDP sẽ đạt 6,6% trong năm nay và cho năm 2018 là 6,4%.
Trong khi đó, chỉ số lạm phát tháng 10 vẫn theo kỳ vọng nhưng xuất hiện nhiều nguy cơ tăng do biến động giá dầu gần đây. HSBC lưu ý rằng việc giá dầu tăng lên gần đây đã đặt ra nhiều nguy cơ lạm phát tăng cho đến thời điểm cuối năm khi Nga và Ả Rập Saudi đã phát tín hiệu là họ sẽ kéo dài việc cắt giảm nguồn cung dầu mỏ cho đến tháng 3.2018, trích dẫn nguồn tin của Bloomberg. HSBC dự báo lạm phát toàn phần của năm 2018 vẫn duy trì mức 3,5%.
Theo Nhipcaudautu.vn