tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Đặc khu Bắc Vân Phong không chỉ có casino và tiền đô

  • Cập nhật : 23/11/2017

Đặc khu Bắc Vân Phong suốt 5 năm qua từ chối nhiều nhà đầu tư vì chờ đợi luật. Ngoài casino - sòng bạc, khu này muốn phát triển thế mạnh biển của mình.

Sau hơn 5 năm khước từ nhiều đoàn đầu tư, Bắc Vân Phong đang chờ một khung pháp lý hoàn chỉnh là Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu) đang được trình Quốc hội cho ý kiến.

Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng ban quản lý khu kinh tế Vân Phong, nói với Tuổi Trẻ Online, rằng suốt từ khi có chủ trương vào năm 2012, Khánh Hòa vẫn để dành toàn bộ khu Bắc Vân Phong làm đặc khu dù có không ít tập đoàn lớn vào đặt vấn đề.

dac khu bac van phong khong chi co casino va tien do

 

* Ông nghĩ, khước từ các nhà đầu tư thì sẽ mất cơ hội thu hút vốn trong nhiều năm qua?

- Trong thời gian chờ đợi, có cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, chủ yếu là tập đoàn lớn trong nước quan tâm đến các dự án trong khu kinh tế. Định hướng phát triển toàn bộ Bắc Vân Phong là quy hoạch thành một đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế, lấy đơn vị hành chính là huyện Vạn Ninh.

Hiện nay đã một số nhà đầu tư chiến lược đã đặt vấn đề nhưng tỉnh chưa chính thức trả lời vì vẫn đang chờ luật. Một khi rõ ràng về mặt pháp lý thì mình mới đặt vấn đề với các nhà đầu tư chiến lược, lợi ích cũng như sự phân vai lúc đó mới chặt chẽ được.

* Bắc Vân Phong có điều kiện tự nhiên xây dựng cảnh trung chuyển, phát triển theo mô hình quản lý cảng?

- Mô hình của Vân Phong đề xuất ban đầu có khác nhiều so với hiện nay. Trong quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, khi hình thành 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng khu vực, dựa trên đó sẽ xác định định hướng ngành nghề.

Ngoài những ngành nghề chung như đô thị, dịch vụ du lịch, casino… thì có những ngành riêng cho từng đặc khu cần ưu tiên.

Bắc Vân Phong sẽ tập trung cảng trung chuyển quốc tế, logistic, về tài chính và du lịch dịch vụ, công nghệ cao như y tế giáo dục chất lượng cao, trong đó, định hướng của Chính phủ là lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, hải dương.Hiện tại, do tình hình kinh tế toàn cầu, kinh doanh cảng biển đang gặp khó, nhưng trong dài hạn chắc chắn lĩnh vực này sẽ hồi phục. Vân Phong đang xây dựng cảng tổng hợp trước để làm tiền đề phục vụ quy hoạch toàn khu.

ong hoang dinh phi, truong ban quan ly khu kinh te van phong - anh: nhu binh.

Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng ban quản lý khu kinh tế Vân Phong - Ảnh: Như Bình.

 

Vậy đề án của Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong tập trung vào gì?

Trước đây, Khu kinh tế Vân Phong cho rằng đây là vùng biệt lập lên lấy diện tích ít hơn. Sau khi nghiên cứu, cần thấy có đủ không gian để phát triển về lâu dài, UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị tăng gần 3 lần diện tích đất của Đặc khu Bắc Vân Phong so với đề xuất trước đây.

Qua kinh nghiệm trao đổi với các chuyên gia, hay những người từng có kinh nghiệm phát triển đặc khu ở Trung Quốc, họ thừa nhận rằng cái khó nhất khi phát triển đặc khu trong hơn 30 năm qua là ban đầu lấy diện tích quy hoạch quá ít, sau này muốn mở rộng khó.

Riêng Bắc Vân Phong từ lâu đã giữ nguyên hiện trạng để kêu gọi đầu tư cũng như phục vụ xây dựng mô hình đặc khu nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu sẽ cần nhiều kinh phí.

Hiện nay Bắc Vân Phong còn khá hoang sơ, có thể cho phép các nhà đầu tư chiến lược cỡ hàng tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trong điều kiện ngân sách khó khăn, tỉnh cũng đã đề cơ chế về mặt tài chính để có xử lý nguồn vốn xây dựng hạ tầng cho khu vực.

Đầu tiên là để lại toàn bộ nguồn thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn toàn bộ khu kinh tế từ nay cho đến 2030 để đầu tư. Sau thời gian này, sẽ xem xét lại tỷ lệ phân chia ngân sách trung ương và địa phương.

Thứ hai, đề xuất để lại toàn bộ thu xuất nhập khẩu và thu nội địa đặc khu đến 2030. Thứ ba, điều tiết 50% trên phần điều tiết thu ngân sách trung ương để cho đặc khu đầu tư cho hạ tầng. Bên đó, nghiên cứu các chính sách phương thức hợp tác khác tạo điều kiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

* Khánh Hòa dự liệu tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của toàn khu sẽ cần bao nhiêu?

- Theo định hướng quy hoạch, chưa phải số liệu chính thức, để hoàn thiện, định hình đô thị đến năm 2050, tổng vốn đầu tư cho hạ tầng đặc khu này cần khoảng 400.000 tỉ đồng.

Hiện các nhà đầu tư từng tiếp xúc với tỉnh đều đã có những địa chỉ đầu tư mới, nhưng quan điểm của mình là khá rõ ràng, mình tạm dừng để chờ khung thể chế hoàn thành. Muốn gì cũng phải xong luật, bởi một khi các nhà đầu tư nước ngoài vào, mình sẽ phải trả lời hàng loạt câu hỏi.

* Các chuyên gia cho rằng câu chuyện hiện nay không phải ưu đãi gì mà là cách thức thực hiện như thế nào để hấp dẫn nhà đầu tư?

- Chúng tôi muốn quy hoạch lại toàn bộ khu vực có tham vấn, ý kiến của các nhà đầu tư quốc tế. Trong quy hoạch này, đơn vị quy hoạch phải tổ chức các hội thảo phải tham vấn, lắng nghe nhu cầu cụ thể của thị trường quốc tế để có những đề xuất cụ thể để có phân khu trong quy hoạch thực tế hơn.

Chúng tôi xác định bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái ta có. Nếu có sự phối hợp lấy ý kiến của các nhà đầu tư thì việc quy hoạch sẽ thu hút được nhiều hơn.


Theo vietnambiz.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục