“Với mức tăng trưởng hiện tại, Việt Nam chỉ đạt được mục tiêu là nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2031. Tăng mức tăng trưởng thêm 2% sẽ rút ngắn khoảng thời gian này vào năm 2026”.

Là nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tất nhiên việc Samsung quyết định cắt giảm sản lượngsmartphone sẽ tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cũng như World Bank lại rất lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2017.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm hơn so với ước tính của những nhà kinh tế học trong quý I khi sản lượng công nghiệp giảm và Samsung Electronics Co. cắt sản lượng smartphones.
Những điểm chính:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP đã tăng 5.1% so với năm ngoái. Tuy nhiên con số này thấp hơn so với tất cả 8 dự đoán của các nhà kinh tế học trong một cuộc khảo sát của Bloomberg và dưới ước tính trung bình là 6,25%. GDP đã tăng 6,68% trong quý IV năm 2016, theo dữ liệu được báo cáo trước đó. Sản lượng Samsung ở Việt Nam đã giảm 38% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái, kéo sản lượng đồ điện tử đi xuống.
Bức tranh toàn cảnh
Việt Nam vượt trội hơn hầu hết các nước Đông Nam Á năm ngoái khi tăng trưởng xuất khẩu có khả năng hồi phục. Nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một trung tâm sản xuất cho các công ty như Samsung, nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 20% lượng hàng hóa của cả nước. Samsung đã gây chú ý vào tháng 10 năm ngoái khi quyết định chấm dứt sản xuất Galaxy Note 7, một quyết định mà các doanh nghiệp tại thời điểm đó đã nói rằng sẽ gây tổn thương nền kinh tế.
Những nguy cơ thương mại toàn cầu cũng đang tăng cao, khi Việt Nam cùng những quốc gia khác tại châu Á dễ bị tổn thương nhất trước chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Chính phủ đang tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để duy trì vai trò của Việt Nam như một điểm đến đầu tư hàng đầu ở Đông Nam Á khi các quốc gia khác như Philippines đang bắt kịp. World Bank dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ phát triển hơn 6% trong năm nay và năm tiếp theo, là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Góc nhìn của các nhà kinh tế học
Gareth Leather, một nhà kinh tế học cấp cao về châu Á tại Capital Economics Ltd. ở London nói: “Kết luận lại, chúng tôi kỳ vọng vào tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2017. Có một vài yếu tố sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng trong năm nay.” Ông trích dẫn sự hồi phục của sản lượng của nông nghiệp, tình cảnh tiền tệ được nới lỏng, và một khu vực xuất khẩu mạnh mẽ.
Một vài số liệu khác:
Công nghiệp sản xuất đã tăng 8,3% trong quý I so với một năm trước đó Xuất khẩu tăng 12,8% trong quý I, nhập khẩu tăng 22,4% Xuất khẩu điện thoại và bộ phận của điện thoại giảm 24,4% trong tháng 3 so với một năm trước đó Doanh số bán lẻ tăng 9,2% trong quý I Giá tiêu dùng tăng 4,7% trong tháng 3 so với 1 năm trước đó, và so với mức ước tính trung bình 4,8% trong một của khảo sát 5 nhà kinh tế học của Bloomberg
Theo K.Nguyễn
Trí thức trẻ
“Với mức tăng trưởng hiện tại, Việt Nam chỉ đạt được mục tiêu là nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2031. Tăng mức tăng trưởng thêm 2% sẽ rút ngắn khoảng thời gian này vào năm 2026”.
Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2020 thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp hơn 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD.
Mặc dù có mức tăng khá nhanh ngay từ thời điểm đầu năm nhưng diễn biến lạm phát trong các tháng tới sẽ không gặp quá nhiều rủi ro do một số nguyên nhân.
Ngày 5.4, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã có các phiên thảo luận về dự án luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng dự án luật Quy hoạch.
Sáng 5/4, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tọa đàm khoa học “Dự báo kinh tế quý II/2017”.
Sáng 29/3, Tổng cục thống kê công bố chỉ số CPI quý I tăng 4,96% so với cùng kỳ năm 2016, mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Tăng trưởng quý 1 năm 2017 mặc dù cao hơn mức tăng của quý 1 các năm 2012 - 2014, nhưng thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2015, 2016.
Nhìn nhận việc dọn dẹp vỉa hè sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, song đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng mức độ tác động không quá lớn, bởi quy mô kinh doanh cá thể thấp hơn nhiều mức 30-50% GDP mà một số ý kiến nêu ra.
Theo Bloomberg, trong vài năm qua, trung bình mỗi năm Việt Nam chi 5,7% GDP cho cơ sở hạ tầng, cao nhất Đông Nam Á, đứng sau mỗi Trung Quốc (6,8%). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần tới 480 tỷ USD để có cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm tăng mạnh. Vài năm trước, Trung Quốc đã thay đổi quy trình công nghệ để môi trường sạch hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ công nghệ lạc hậu từ nước này sẽ tuồn về Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự