Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cho phép cá nhân được sử dụng bí danh, bút danh nhưng không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Chỉ nên xét đặc xá cho tội phạm tham nhũng khi đã nộp ít nhất 80% thiệt hại về tài sản
- Cập nhật : 04/11/2015
(Phap luat)
Tình trạng tham nhũng diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều hình thức tinh vi, song nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc xử lý tội phạm tham nhũng chỉ là “giơ cao đánh khẽ”, hoặc bao che, dung túng cho cán bộ tham nhũng và không dám công khai.
“Hình hài tham nhũng xuất hiện ở mọi nơi, được môi trường tạo ra, từ cấp dưới đến cấp trên đang là thực trạng đáng lo ngại”.
Nhìn nhận trên được đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đưa ra trong phiên thảo luận về công tác phòng ngừa, chông vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng chiều ngày 28/10.
Năm 2015 hoạt động phòng chống tham nhũng đạt được công tác tốt hơn song tình trạng tham nhũng ngày càng phức tạp và tinh vi, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản nhà nước, gây bức xúc và nguy cơ gây mất ổn định xã hội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhìn nhận: “Tham nhũng chỉ có ở người có chức có quyền, lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng, lợi ích nhóm, biểu hiện tham ô, nhận hối lộ. Hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống đều có tham nhũng”.
Vị đại biểu này chỉ ra, tình trạng tham nhũng diễn ra phổ biến ở các cấp đã làm lây lan đến người dân thường, tệ hại hơn là tham nhũng “vặt” ngay cả trong hoạt động cho hộ nghèo, người có công, liệt sĩ...
Trong khi đó, tình trạng tham nhũng công diễn ra ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan thanh tra, kiểm toán, đến hệ thống công chức cấp thấp như thu thuế, cấp phát giấy phép… cũng tạo cớ yêu cầu thêm thủ tục để sách nhiễu, trì hoãn, tạo nên luật không thành văn được gọi là “làm luật bôi trơn”.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cũng chỉ ra, tham nhũng lớn thì xảy ra trong việc giải quyết hợp đồng, cổ phần tư nhân hóa, cấp phép hạn ngạch xuất nhập khẩu, việc điều chỉnh bổ sung chức danh, tìm kiếm lợi nhuận cho vay vốn, đấu thầu, bán giấy phép xuất khẩu…
Đặc biệt, hình thức tham nhũng tinh vi nhất ít được đề cập đến mà vị đại biểu trên đưa ra, đó là tham nhũng chính sách. Thông qua việc chạy chọt sửa đổi, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý, điều khoản, kẽ hở để hưởng lợi ích nhóm, tham nhũng cá nhân.
Tình trạng tham nhũng diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều hình thức tinh vi, song nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc xử lý tội phạm tham nhũng chỉ là “giơ cao đánh khẽ”, hoặc bao che, dung túng cho cán bộ tham nhũng và không dám công khai.
“Việc kiểm tra phát hiện tham nhũng còn yếu, phần lớn những vụ việc vừa qua bị phát hiện là do tranh giành địa vị, chạy chọt chức vụ không thành, nên tố cáo lẫn nhau, hoặc dư luận lên án và báo chí lên tiếng, thì cơ quan chức năng vào cuộc điều tra” – Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhìn nhận.
Còn theo Đại biểu Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng) việc phát hiện xử lý tham nhũng chưa tương xứng với tình hình hiện nay. Tham nhũng gây thiệt hại 950 tỷ đồng và gần 10 nghìn m2 đất, nhưng thu hồi tài sản tham nhũng chỉ đạt 53,8%, cho thấy mức thu hồi tài sản tham nhũng rất thấp.
Do đó, Đại biểu Huỳnh Nghĩa đề nghị Quốc hội cần xem xét nghị quyết quy định với tội phạm tham nhũng, lấy việc thu hồi tài sản làm căn cứ để thi hành án. Tức là không cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ khi tài sản tham nhũng thu hồi không đủ 100%.
“Cần có quy định tỷ lệ tài sản không thu hồi càng cao thì mức phạt càng cao, để buộc người tham nhũng phải nộp đủ tài sản cho nhà nước. Cần quy định tội phạm tham nhũng chỉ được xét đặc xá, tha tù trước thời hạn khi nộp ít nhất 80% thiệt hại tài sản đã gây ra cho nhà nước” – Đại biểu Huỳnh Nghĩa đề xuất.