Theo ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Cục trưởng Cục thuế Xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), một trong những thủ đoạn 'ăn tiền' hoàn thuế GTGT đó là sau khi nhận được tiền hoàn thuế, khách không mang theo hàng hóa cùng xuất cảnh mà chuyển cho một đối tượng khác đem ngược trở lại nội địa.
Một công ty Trung Quốc đòi kiện công ty Việt vi phạm bản quyền phần mềm
- Cập nhật : 18/08/2015
(Tin kinh te)
Sáng ngày 12.8, tại TP.HCM, một công ty Trung Quốc tổ chức buổi gặp gỡ báo chí nhằm khẳng định quyền sở hữu sản phẩm phần mềm quản lý phòng máy GCafe. Đây là một buổi gặp mặt báo chí với rất nhiều điều kỳ lạ.
Công ty Trung Quốc kiện công ty Việt vi phạm bản quyền phần mềm GCafe"Núi" hồ sơ được chuẩn bị với 3 vệ sĩ canh gác, nhưng chỉ có tính chất minh họa vì không ai được tiếp cận các hồ sơ này - Ảnh: Huy Bách
Trước đó, ngày 11.8, nhiều tờ báo, trang tin công nghệ tại TP.HCM nhận được giấy mời tham dự cuộc gặp mặt với nội dung Giới thiệu chủ sở hữu chính thức của phần mềm GCafe và thông báo khởi kiện Công ty Cổ phần tin học Hòa Bình - đơn vị phối hợp cùng Vietnam Esports (một trong những nhà phát hành game lớn nhất tại Việt Nam hiện nay) - vì phân phối và sử dụng GCafe không phép tại hơn 26.000 phòng máy tại Việt Nam.
GCafe là sản phẩm phần mềm quản lý phòng máy do Công ty Cổ phần Tin học Hòa Bình cùng công ty Vietnam Esports (phát hành 2 game online đình đám tại Việt Nam hiện nay là Liên Minh Huyền Thoại và FIFA Online 3). Trong lĩnh vực của mình, GCafe đang là sản phẩm nắm thị phần lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài GCafe, một phần mềm quản lý phòng máy phổ biến khác là sản phẩm CSM của Công ty Cổ phần Dịch vụ Dữ liệu Công nghệ Thông tin Vi Na (VINADATA) trực thuộc Công ty Cổ phần VNG.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, Shunwang là một công ty công nghệ hàng đầu tại Trung Quốc, có trụ sở đặt tại Hàng Châu. Công ty này được thành lập và tháng 7.2005, tham gia vào lĩnh vực phát triển công nghệ, đặc biệt là mảng xây dựng hệ thống quản lý phòng máy Internet. Thành quả đầu tiên của công ty trong mảng này chính là phần mềm IcafeMavin, chính thức ra mắt vào tháng 2.2006 tại Trung Quốc. Năm 2008, phần mềm iCafe Mavin cán mốc 60.000 người dùng (khách hàng phòng máy), và đạt đến con số 80.000 người dùng (chiếm lĩnh 47,6% thị trường Trung Quốc) vào năm 2010. Tháng 8.2010, Shunwang tham gia vào sàn chứng khoán Thâm Quyến. Vào năm 2011, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc - Tencent - trở thành đơn vị nắm giữ cổ phần lớn thứ 4 của Shunwang.