Đại diện chủ đầu tư tòa nhà Lilama đã lên tiếng về vụ tai nạn lao động khiến 3 người tử vong.
Đường đi của 670 tỷ đồng từ ACB đến túi Huỳnh Thị Huyền Như
- Cập nhật : 14/09/2016
(Phap luat)
TAND TP Hà Nội cho biết, ngày 23/9 sẽ xét xử vụ án Huỳnh Thị Bảo Ngọc (SN 1972, ở TPHCM), nguyên Phó phòng Quản lý quỹ, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, trong phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên tức Bầu Kiên năm 2014, TAND Hà Nội đã khởi tố vụ án lừa đảo với Bảo Ngọc ngay.
Theo cáo trạng, năm 2010, Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB thống nhất chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền VNĐ và USD tại cáctổ chức tín dụng, giao kế toán trưởng tổ chức thực hiện. Tháng 6/2011, ACB phê duyệt hạn mức tín dụng ấn định tại Vietinbank là 1.500 tỷ đồng, thời hạn 6 tháng. Có 19 nhân viên của ACB được ủy thác số tiền trên, trong đó có 17 nhân viên thuộc Phòng Quản lý quỹ, do đó việc giao dịch được giao cho Trưởng phòng Huỳnh Thị Bảo Ngọc.
Bảo Ngọc tiến hành thăm dò lãi suất tín dụng tiền gửi, đồng thời liên hệ với Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank TPHCM) để mang tiền của ACB đi gửi tiết kiệm. Hai người thỏa thuận tiền của ACB sẽ được trả lãi suất 18,8 – 20%/năm. Lãi suất này bao gồm cả lãi suất "ngoài hợp đồng" 4,8 – 6%/năm, trong đó người gửi tiền hưởng 3,8 – 4%/năm, Ngọc hưởng 0,1-1,5%/năm). Ngọc bị cáo buộc không báo cáo lãnh đạo ACB việc Huyền Như trả "lãi suất ngoài hợp đồng" cho mình.
Kết quả, từ ngày 21/7/2011 đến 5/9/2011, Bảo Ngọc chỉ định 17 nhân viên gửi tiền và ký 32 hợp đồng ủy thác gửi tiền với ACB đồng thời ký 32 hợp đồng gửi tiền với Vietinbank TPHCM. Ngân hàng ACB đã chuyển gần 670 tỷ đồng vào tài khoản thanh toán của 17 nhân viên mở tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank TPHCM.
Nhận được tiền, Huyền Như chuyển hơn 10 tỷ đồng vào tài khoản của nhân viên ACB để trả lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng; chuyển hơn 3,7 tỷ đồng vào tài khoản của Huỳnh Thị Chiêu Uyên (chị gái Bảo Ngọc) theo yêu cầu của Bảo Ngọc. Bà Uyên sau đó đã nộp gần 3,2 tỷ cho cơ quan chức năng.
Đáng chú ý, các hợp đồng giữa 17 nhân viên với Vietinbank đều có quy định "Bên nhận tiền gửi được tự động trích toàn bộ số tiền gửi sang tài khoản tiền gửi kỳ hạn, trả lãi sau". Các chủ tài khoản cũng ký các lệnh chi để chuyển từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, Bảo Ngọc không yêu cầu 17 nhân viên lấy lại sổ tiết kiệm để quản lý. Lợi dụng các điều kiện thông thoáng do Bảo Ngọc tạo ra, Huyền Như chiếm đoạt gần 670 tỷ đồng của ACB. Cụ thể, Huyền Như làm giả 9 lệnh của 6 chủ tài khoản để chuyển gần 122 tỷ đồng sang tài khoản khác. Như còn lập 89 sổ tiết kiệm trị giá hơn 535 tỷ đồng nhưng không giao sổ cho các chủ thẻ. Sau đó, đối tượng giả lệnh chi, chữ ký của các chủ thẻ để thế chấp vay hoặc chuyển sang tài khoản khác rồi chiếm đoạt hơn 535 tỷ đồng.
Huỳnh Thị Huyền Như đã bị tuyên án chung thân năm 2015. Liên quan đến việc ủy thác gửi tiền của ACB, một loạt lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này đã bị tuyên phạt về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) lĩnh 18 năm tù, ông Lý Xuân Hải (cựu Tổng giám đốc ACB) lĩnh 8 năm tù. Ba phó chủ tịch HĐQT ACB gồm Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang bị phạt từ 3 - 5 năm tù; cựu Phó tổng giám đốc ACB Huỳnh Quang Tuấn nhận 2 năm tù.
Đáng chú ý, các hợp đồng giữa 17 nhân viên với Vietinbank đều có quy định "Bên nhận tiền gửi được tự động trích toàn bộ số tiền gửi sang tài khoản tiền gửi kỳ hạn, trả lãi sau". Các chủ tài khoản cũng ký các lệnh chi để chuyển từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, Bảo Ngọc không yêu cầu 17 nhân viên lấy lại sổ tiết kiệm để quản lý. Lợi dụng các điều kiện thông thoáng do Bảo Ngọc tạo ra, Huyền Như chiếm đoạt gần 670 tỷ đồng của ACB.