Công an quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng xác định nữ doanh nhân vừa được tôn vinh danh hiệu Hoa hậu doanh nhân Thế giới người Việt 2018 chính là nghi phạm cầm đầu đường dây mua bán hóa đơn GTGT lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Diễn biến mới: Luật sư 'vặn' tới cùng nguồn tiền 4.500 tỷ, đại diện CB xác nhận tiền trong ngân hàng
- Cập nhật : 15/01/2018
Đại diện CB cho biết trong hệ thống CB vẫn ghi nhận có số tiền 4.500 tỷ nhưng mà ngân hàng đang xin ý kiến NHNN về số tiền này. Theo đó luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh đề nghị HĐXX xác định lại con số thiệt hại.
Thông tin mới nhất liên quan tới khoản tiền 4.500 tỷ tăng vốn cho VNCB (trong đó có 4.000 tỷ vay BIDV) có còn trong ngân hàng xây dựng - CB (trước đây là VNCB) hay không đã được chính đại diện CB xác nhận tại tòa trong phiên sáng nay 15/1.
Theo đó, sáng nay luật sư Trần Minh Hải, bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh tiếp tục có những xét hỏi liên quan tới khoản tiền 4.500 tỷ.
Luật sư Hải tiến hành hỏi bị cáo Mai Hữu Khương, nguyên Giám đốc Tài chính VNCB, khoản tiền 4.500 tỷ đã được hạch toán như thế nào vào VNCB, hạch toán vào vốn chủ sử hữu hay vào nợ phải trả?
Khương khai hạch toán vào nợ phải trả. Số liệu theo dõi nợ phải trả đó được thể hiện trong tài liệu nào? VNCB có báo cáo tài chính hàng ngày hoặc báo cáo niên độ hàng năm hoặc báo cáo kiểm toán. Tức là trong các tài liệu có thể hiện? Chắc chắn có.
Luật sư hỏi giữa việc hòa chung vào dòng tiền và hòa tan có khác nhau không? Hoàn toàn khác nhau. Hòa chung có theo dõi được số liệu không? Theo dõi được.
Luật sư hỏi có nghĩa là khi 4.500 tỷ được hạch toán nhập vào hệ thống của ngân hàng thì khi chuyển tiền ra có số liệu theo dõi đúng không? Khương khai chỉ cần lấy số phát sinh tài khoản tăng vốn điều lệ chuyển vào. 4.500 tỷ được hạch toán là khoản nợ của VNCB đối với 22 người nộp tiền thì đã có bao giờ VNCB hạch toán trả nợ cho ai chưa? Chưa, đến thời điểm bị cáo bị khởi tố.
Luật sư Hải tiến hành hỏi đại diện Ngân hàng CB, tất cả số liệu hiện nay cho thấy khoản tiền 4.500 tỷ là khoản nợ phải trả. Khoản này chưa trả, vậy quan điểm của CB về nghĩa vụ trả nợ? Phía CB cho rằng không có dữ liệu nào cho thấy là khoản nợ phải trả của CB.
Luật sư cho biết qua phần xét hỏi công khai tại tòa cho thấy điều này. Phía CB cho biết có dòng tiền 4.500 tỷ về VNCB tăng vốn điều lệ còn việc hạch toán nợ phải trả là không có.
Luật sư hỏi nghĩa là việc tất toán nợ phải trả là chưa có đúng không? Phía CB lần nữa cho rằng không có hạch toán nợ phải trả.
Thế này, một số liệu đã được hạch toán đưa vào ngân hàng là nợ phải trả, sau đó không có khoản hạch toán nào đi ra là đã trả. Thế thì nó bay đi đâu? Luật sư Hải thẩm vấn đại diện CB. Và phía CB vẫn khẳng định không có hạch toán 4.500 tỷ vào khoản phải trả.
Luật sư Hải xác định lại, HĐXX đã làm rõ khoản tiền này chuyển vào ngân hàng VNCB để tăng vốn điều lệ nhưng không được tăng vì NHNN quyết định không cho tăng vốn. Vậy không phải tăng vốn điều lệ thì theo quan điểm của CB là khoản gì?
Đại diện CB trả lời, khi đó VNCB đã thay đổi đăng ký kinh doanh và tăng vốn lên 7.500 tỷ, nguyên tắc thì hạch toán vào 7.500 tỷ. Luật sư nhắc lại, khi đó NHNN không cho phép tăng vốn thì khoản tiền 4.500 tỷ không được hạch toán vào vốn điều lệ.
Phía CB cho biết, trước đó đã hoạch toán vào tăng vốn điều lệ (trước đó tòa đã xác định Sở Kế hoạch Đầu tư Long An đã cấp trái phép đăng ký kinh doanh lần 27 tăng vốn cho VNCB lên 7.500 tỷ).
Luật sư hỏi lại quan điểm của CB là 4.500 tỷ nằm trong vốn điều lệ ngân hàng? Vậy CB trả lời cho HDXX được rõ rại thời điểm NHNN mua lại VNCB 0 đồng vốn điều lệ ngân hàng được xác định là bao nhiêu? 3.000 tỷ hay 7.500 tỷ?
Một đại diện khác của CB đứng lên trả lời, ở đây không có khoản nợ nào phát sinh giữa VNCB và cá nhân những người đóng tiền vì là giao dịch vốn chứ không phải giao dịch tài sản. Thứ hai, tại thời điểm mua 0 đồng thì NHNN xác định rằng vốn của VNCB bị âm, con số vốn 3.000 tỷ là tiếp quản về mặt dữ liệu thôi.
Luật sư cho rằng cần trả lời trực tiếp vào câu hỏi, hồ sơ vụ án cũng rõ ràng, quyết định của Thống đốc NHNN xác định vốn của VNCB tại thời điểm mua lại là 3.000 tỷ. Cho nên luật sư muốn hỏi con số 4.500 tỷ nằm ở đâu? Hạch toán như thế nào, rõ ràng nó không nằm trong vốn chủ sở hữu ngân hàng.
Luật sư hỏi tiếp CB sau khi không tăng được vốn điều lệ từ 3.000 tỷ lên 7.500 tỷ, số tiền 4.500 tỷ không được coi là vốn điều lệ và cũng không được trả lại cho 22 người góp vốn. Phần trả lời thẩm vấn vừa rồi thì đại diện CB xác định là khoản tiền tồn tại trước khi NHNN mua lại 0 đồng. Còn sau khi mua lại thì CB cũng không theo dõi và cũng không cần quan tâm số liệu này nữa. Quan điểm này có đúng không?
Phía CB trả lời đó là quan điểm của luật sư không phải của CB. Luật sư hỏi vậy khoản tiền đó nằm ở đâu? Đại diện CB cho biết là đã xin ý của NHNN vì NHNN là chủ sở hữu.
Luật sư nhắc lại vấn đề, khoản tiền 4.500 tỷ của 22 cá nhân nộp vào ngân hàng và sau đó không được tăng vốn điều lệ nhưng ngân hàng cũng không trả lại các cá nhân đồng thời CB cũng đang xin ý kiến NHNN xem xét xử lý khoản này như nào. Đồng thời trong hệ thống kế toán của CB không còn số liệu về 4500 tỷ. Vậy câu hỏi cuối, CB hạch toán khoản tiền này theo phương chế pháp lý nào, bởi đây là lịch sử vô tiền khoáng hậu trong hạch toán kế toán của ngành ngân hàng?
Đại diện CB cho biết trong hệ thống CB vẫn ghi nhận có số tiền 4.500 tỷ nhưng mà ngân hàng đang xin ý kiến NHNN về số tiền này, nhưng chúng tôi không hạch toán là khoản phải trả.
Luật sư Hải cảm ơn CB và cho rằng chỉ cần câu hỏi cuối cùng để thấy số tiền 4.500 tỷ vẫn nằm trong CB và đang xin ý kiến NHNN.
Chủ tọa Phạm Lương Toản cho biết, phía CB về làm báo cáo giải trình phục vụ cho ngày mai 16/1 trả lời HĐXX liên quan khoản tiền 4.500 tỷ.
Cuối cùng, luật sư Hải cho biết, liên quan đến 4.500 tỷ với phần thẩm vấn công khai tại tòa cho thấy rõ khoản tiền 4.500 tỷ vẫn còn lại ở ngân hàng và được sử dụng hoàn toàn vào mục đích kinh doanh, vì lợi ích của ngân hàng vì vậy xin HĐXX xem xét vấn đề này, loại trừ ra khỏi số tiền thiệt hại xác định ban đầu là 6.126 tỷ.
HUYỀN TRÂM
Theo Bizlive.vn