tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Đề xuất kiểm soát hoạt động mua sắm trực tuyến ở nước ngoài

  • Cập nhật : 25/11/2015

(Kinh te)

Ý tưởng được đưa ra trong bối cảnh nhiều ý kiến cho rằng việc quản lý giao dịch trực tuyến bên ngoài lãnh thổ Việt Nam hiện còn bị bỏ ngỏ.

Nội dung nêu trên nhận được nhiều ý kiến quan tâm tại Hội thảo “Chính sách Thương mại điện tử 2015” do Cục Thương mại điện tử & Công nghệ thông tin (Vecita), Bộ Công Thương tổ chức hôm nay (16/9). Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc xây dựng các khung pháp lý hiện mới kiểm soát được những hoạt động mua bán trong nước. Trong khi đó, thực tế còn ​rất nhiều rủi ro trong giao dịch trực tuyến ​từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam hiện còn bị bỏ ngỏ. 

nhieu y kien tai hoi thao de xuat viec quan ly doi voi cac hoat dong thuong mai dien tu ben ngoai lanh tho viet nam.

Nhiều ý kiến tại hội thảo đề xuất việc quản lý đối với các hoạt động thương mại điện tử bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ thông qua mạng xã hội, nhiều người vẫn trao đổi, mua bán hàng hóa từ nước ngoài. Nếu xảy ra sự cố rất có thể khiến khách hàng bị lộ thông tin, thậm chí là ​mua phải hàng kém chất lượng nhưng rất khó được giải quyết. 

Lãnh đạo Vecita cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ làm việc với đại diện một số quốc gia để có thể đạt được những cam kết mang tính pháp lý, qua đó đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử.

Tại hội thảo, Vecita cũng lấy ý kiến về dự thảo Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020 và Thông tư quy định về Quản lý hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng di động. 

Theo thống kê của Cục, thị trường Việt Nam trong năm 2014 đã thể hiện tiềm năng rất lớn cho thương mại điện tử trên nền tảng di động (Mobile E-commerce). Với dân số 90 triệu người, số lượng thuê bao di động của Việt Nam hiện đạt trên 130 triệu (một người trung bình có 1,45 thẻ SIM điện thoại), trong đó 34% dân số có sử dụng internet qua nền tảng di động. 

Ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho rằng, trên thế giới, từ nay đến 2020, thương mại điện tử trên nền tảng di động sẽ là xu thế chủ đạo. Theo dự báo của nhiều tổ chức nghiên cứu, đến 2020, mua sắm qua di động sẽ chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ trên toàn cầu. Do đó, vấn đề quản lý thương mại điện tử trên nền tảng di động tại đang đặt ra không ít thách thức cho cơ quan quản lý. 

Tuy nhiên, ông Linh nhận định, thực tế hiện nay, cùng với sự phát triển, hoạt động thương mại điện tử cũng xuất hiện nhiều hành vi gian lận, giả mạo, lừa đảo, các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin cá nhân, quảng cáo sai sự thật, chất lượng hàng hóa không bảo đảm, vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng… Chính vì thế, việc tăng cường quản lý thương mại điện tử trên nền tảng di động nói riêng và mua bán trực tuyến nói chung là rất cần thiết.

(Theo Vnexpress)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục