Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2018 có phạm vi bao phủ nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Đại án lừa đảo 784 tỷ đồng: Sẽ đưa sếp 3 ngân hàng ra tòa
- Cập nhật : 24/08/2015
(Tin kinh te)
Lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Trăng, ngân hàng Liên doanh Việt Thái và ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng có thể sẽ ra tòa trong thời gian tới vì liên quan đến vụ "đại án" ở Sóc Trăng.
“Đại án” lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng) và các ngân hàng (NH) được HĐXX TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt mức án từ 2- 14 năm tù đối với 27 bị cáo.
Mức án này nhẹ hơn nhiều so với vụ án tương tự xảy ra tại Công ty TNHH An Khang (TP Cần Thơ) và 5 NH mà TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử hồi đầu năm nay.
Thế nhưng, nếu như vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 100 tỉ đồng và gần 4,4 triệu USD được TAND TP Cần Thơ tuyên án 20 năm tù đối với bị cáo chủ mưu thì vụ án chiếm đoạt gần 785 tỉ đồng ở Sóc Trăng, cha con bị cáo cầm đầu là Lâm Ngọc Khuân và Lâm Ngọc Hân đã cao chạy xa bay qua Mỹ, để lại hậu quả nặng nề cho 27 bị cáo phải gánh chịu.
Trong đó, bị cáo Trịnh Thị Hồng Phượng (SN 1980, nguyên phó giám đốc phụ trách kinh doanh) phải nhận mức án 12 năm tù khiến không ít người cảm thấy tội nghiệp. Bởi lẽ, nhiều người từng làm việc tại Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam đánh giá Phượng là cán bộ giỏi, khéo léo trong quá trình kinh doanh.
Nhờ vậy, khi được cơ quan điều tra cho tại ngoại vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, Phượng vẫn tiếp tục làm việc tại công ty này sau khi các chủ nợ tham gia tái cơ cấu.
Ngoài ra, do xuất thân từ gia đình nghèo, hiếu học nên khi được ông Khuân nhận vào làm việc, Phượng luôn năng nổ trong công tác và làm theo sự chỉ đạo, ủy quyền của chủ mà không hề biết mục đích lừa đảo của cha con ông Khuân. Từ ngày đầu tiên ra tòa cho đến sau khi HĐXX tuyên án, Phượng nhiều lần bật khóc và tự bào chữa cho hành vi của mình là không phải lừa đảo, không phải đồng phạm giúp sức cho cha con ông Khuân.
Bởi lẽ, Phượng chỉ giao dịch với các NH trong giới hạn ủy quyền của cha con ông Khuân và cũng không hưởng bất kỳ khoản tiền tư lợi nào từ phi vụ lừa đảo này. Thế nhưng Phượng và bị cáo Lâm Minh Mẫn (SN 1980, nguyên kế toán trưởng của công ty, nhận 14 năm tù) còn bị buộc trả món nợ gần 785 tỉ đồng thay cho cha con ông Khuân.
Khi HĐXX tuyên án, Phượng bấu chặt tay người thân của mình mà khóc than: “Ông Khuân ơi, tôi có ăn đồng nào của ông đâu mà bắt tôi phải ra thế này”.
Tương tự, một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ của các NH cũng trách ông Khuân đã đẩy họ vào vòng lao lý vì một phút tin tưởng kết quả kinh doanh trên… giấy của Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam.
Trước khi tuyên án, HĐXX của TAND tỉnh Sóc Trăng cho biết “đại án” lừa đảo này cón có 2 cán bộ của Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và 32 cán bộ, lãnh đạo của 5 NH có liên quan. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự do mức độ sai phạm không đến mức xử lý hình sự nên tòa không đưa ra xét xử. “Tòa chỉ xét xử những bị cáo mà VKS đã truy tố”- đại diện HĐXX giải thích.
Cũng theo HĐXX, TAND tỉnh Sóc Trăng sẽ đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng sớm tiếp tục điều tra, xử lý hành vi sai phạm của những lãnh đạo, cán bộ của 3 NH từng bị cha con ông Khuân chiếm đoạt khoảng 655 tỉ đồng, gồm: NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Trăng (bị nợ gốc khoảng 498 tỉ đồng), NH Liên doanh Việt Thái (bị nợ 2.400.000 USD) và NH Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng (bị nợ 7,3 tỉ đồng). “Do thời hạn điều tra vụ án đã hết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục tách phần tài liệu về sai phạm tại 3 NH trên để điều tra xử lý sau”- HĐXX nói.