Không xây dựng bộ tiêu chuẩn làm căn cứ đo cách tính dung lượng; thiếu các quy trình giám sát, kiểm tra giá cước... là kết quả của việc quản lý lỏng lẻo dịch vụ 3G đang tạo kẽ hở giúp nhà mạng “ăn gian” tiền cước, gây thiệt hại cho người sử dụng.
Việt Nam: Nghịch lý mua hóa chất cực độc... cực dễ
- Cập nhật : 05/10/2015
(Tieu dung)
Hóa chất để ngâm hoa quả giúp tươi lâu, hóa chất có nguy cơ cháy nổ cao được bày bán công khai, ai mua cũng được, số lượng bao nhiêu cũng được.
Trong cuộc buổi họp báo định kỳ tổ chức ngày 2/10, Đại tá Trần Thanh Châu, Phó giám đốc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP.HCM khẳng định, trên địa bàn thành phố, kiểm tra trên 600 cơ sở, phát sinh nhiều “chợ” buôn bán hóa chất.
Các loại hóa chất cực độc, nguy hiểm về cháy, nổ đều được bày bán công khai, ai mua cũng được, mua số lượng bao nhiêu cũng được, từ đó dẫn đến hệ quả nhiều vụ nổ hóa chất gây chết người xảy ra”, Đại tá Châu nói.
Đại tá Châu cũng cho biết, kho hóa chất tại cảng Tân Cảng- Cát Lái (Q.2) là đầu mối chứa hóa chất cực lớn tại TP.HCM được tồn tại trong khu dân cư. Hầu hết các container hóa chất nhập khẩu vào TP.HCM đều đi qua cảng này.
“Qua kiểm tra chúng tôi kiểm đếm được 332 container chứa hóa chất (phần lớn container đựng hóa chất là container chuyên dùng đặc biệt có máy đo nhiệt độ, chịu được va đập), trong đó có nhiều loại hóa chất rất nguy hiểm nhưng lại tập kết rất gần với nhà dân và trường học”- Đại tá Châu nói.
Đại tá Nguyễn Quang Nhật- Trưởng Phòng tham mưu, người phát ngôn Cảnh sát PCCC TP.HCM cho biết, từ tháng 5 đến tháng 8/2015, TP.HCM xảy ra 310 tai nạn, sự cố liên quan đến cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn…làm 16 người bị thương, gây thiệt hại trên 300 triệu đồng.
Ngoài ra, cảnh sát PCCC kiểm tra gần 20.000 cơ sở và có trên 10.000 cơ sở có nguy cơ nguy hiểm về cháy, nổ.
Không chỉ hóa chất có nguy cơ cháy nổ, mà các hóa chất nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng như các hóa chất ngâm hoa quả tươi lâu, hóa chất làm vàng da gà, vịt cho đẹp mắt, hóa chất pha nước giải khát.... cũng được bày bán công khai, không e ngại quảng cáo, chèo kéo khách, có thể mua với số lượng nào cũng được, thậm chí còn được tư vấn sử dụng sao cho hợp lý.
Điển hình là chợ hóa chất Kim Biên nằm ngay trung tâm TP.HCM, hóa chất đủ loại được bày bán công khai, kể cả các loại hàng nằm trong danh mục hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng.
Chợ Kim Biên từ lâu còn được nhiều người gọi là "chợ tử thần" bởi buôn bán các hóa chất cực độc và nguy hiểm
Hóa chất dùng trong công nghiệp như chất thông cống, xử lý hầm cầu, điều chế cao su, lọc sạch không khí, làm sạch kim loại cũ đến các loại hóa chất như hàn the, Formol, hương bún bò, chất tẩy trắng lòng heo thối đến cả viên thuốc điều chế rượu mạnh XO… K hi khách hàng đến mua, chủ cửa hàng dùng đủ mọi chiêu trò, chèo kéo, giảm giá, tặng thêm đồ đựng cho khách hàng. Các tiểu thương cho biết: “Chúng tôi bán hóa chất ở đây mấy chục năm rồi, có xảy ra chuyện gì đâu”.
Nhân viên một cửa hàng bán hóa chất đường Phan Văn Khỏe cho biết, hàng hương vị rượu XO giá 35.000 đồng/viên, hương Henessy giá 25.000 đồng/viên, mua sỉ giám giá 10%. Viên hóa chất làm rượu giả tương tự như viên thuốc cảm Panadon được người bán tiết lộ là hàng xách tay do Trung Quốc sản xuất. Theo cô bán hàng viên hóa chất cùng với chất tạo màu đủ để pha một chai XO dung tích 650ml màu sắc và mùi y như thật.
Những bịch nước thúc chín trái cây có giá 60.000 đồng/kg nhưng chỉ cần bỏ 3-5 muỗng cafe ngâm khoảng 3-5 giờ là năm chục ký trái cây sẽ chín vàng, kể cả sầu riêng hay mít…
Thậm chí, nghi ngờ xuất xứ của hàng hóa chất kịch độc, người bán hàng còn phân bua: “Hàng nhập từ bển (Trung Quốc) về, cứ yên tâm là chất lượng khỏi chê. Hàng ngày có rất nhiều tiểu thương mua bột này bán, người ta uống vào ầm ầm đã chết ai đâu?”.
Ở Hà Nội, tình trạng buôn bán hóa chất độc hại cũng diễn ra hết sức phổ biến.. Rất nhiều hóa chất bảo quản thực phẩm như "săm - pết", "chất "tẩy đường", bột soda... có thể gây bệnh cho con người nhưng vẫn được bày bán công khai trên thị trường.
Hầu như quầy hàng khô nào ở chợ Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) cũng bán các loại bột phụ gia thực phẩm. Bột săm - pết được bán với giá 50.000 đồng/kg. Bột săm - pết đựng trong túi ni lông, không hề có nhãn mác chỉ dẫn thành phần, cách sử dụng, hạn sử dụng cũng như cơ sở sản xuất.
Theo hướng dẫn của người bán hàng, chỉ cần pha vài thìa bột với một thùng nước, phết lên bề mặt ngoài của các tảng thịt lớn, để trong phòng thoáng mát, không cần để vào tủ lạnh, thịt vẫn được giữ tươi cả tuần, không biến màu, không có mùi lạ. Loại bột này cũng được các chủ hàng kinh doanh thủy, hải sản ưa chuộng vì có khả năng chống thối rất tốt.