Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nói như vậy với Lao Động ngày 27.10, bên lề kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII về việc Tập đoàn Kangaroo quảng cáo thổi phồng về sản phẩm máy lọc nước có khả năng ngăn ngừa rối loạn mỡ máu.
Tìm cách thoát bẫy trái cây “dơ”
- Cập nhật : 21/09/2015
Những cách “tự cứu”
Những thông tin về trái cây được xử lý bằng hóa chất độc hại thời gian gần đây khiến người dân tỏ ra lo ngại về chất lượng trái cây. 87% người nội trợ được khảo sát cho biết họ không an tâm về độ an toàn của trái cây trên thị trường. Lý do được họ đưa ra là trước đây từng bị ngộ độc do sử dụng trái cây kém chất lượng (13%), từng mua trái cây có hóa chất (6,6%) hoặc từng được nghe những thông tin về trái cây bị xử lý bằng hóa chất (83%).
Đối mặt với trái cây “bẩn”, có người đã nghĩ một cách tiêu cực rằng “không thể làm gì” hoặc chọn cách bỏ/giảm ăn trái cây. Tuy nhiên, phần đông người được khảo sát cho biết vẫn tiếp tục sử dụng trái cây. Điều này chứng tỏ trái cây vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn gia đình hiện nay.
Trong nhiều phương án “vượt khó” khác nhau để có thể có trái cây an toàn cho gia đình, phương pháp truyền thống “rửa sạch và ngâm nước muối loãng kỹ trước khi ăn” được nhiều bà nội trợ lựa chọn (chiếm đến 70%). Giải pháp kế tiếp được lựa chọn là chỉ mua trái cây ở những địa điểm đáng tin cậy như siêu thị, người quen (56,6%).
Bên cạnh đó, những người nội trợ này cũng chia sẻ một số cách để có trái cây an toàn như tránh ăn các loại trái cây trái mùa; chỉ ăn trái cây nhà trồng; dùng các thiết bị loại bỏ dư lượng hóa chất tồn tại trên trái cây...
Có người còn chọn cách hạn chế mua trái cây ngoại nhập, như lời bà Huỳnh Thị Thanh Ninh (buôn bán ở quận Thủ Đức): “Tôi thường không mua trái cây ngoại nhập để hạn chế mua phải trái cây bị tẩm hóa chất”.
Cần tăng cường kiểm tra, giám sát
Bên cạnh ý thức tự bảo vệ mình, những người được khảo sát cũng bày tỏ mong muốn các nhà quản lý, cơ quan chức năng cải thiện tình hình trái cây bị xử lý hóa chất không an toàn. Trong đó ý kiến cần phải phạt nặng, thậm chí đóng cửa các cơ sở kinh doanh trái cây khi phát hiện dấu hiệu vi phạm nhận được 83% đồng tình.
“Cần phải phạt nặng hoặc cấm bán với các cơ sở buôn bán trái cây không an toàn, như thế mới đảm bảo sức khỏe cho người dân” - bà Trần Thị Lành (dược sĩ, ở quận Thủ Đức) bày tỏ.
Có 63% ý kiến đề nghị cơ quan chức năng cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các chợ đầu mối, các địa điểm kinh doanh trái cây. Bên cạnh đó, còn phải quản lý chặt các cơ sở bán hóa chất bởi đây mới chính là đầu mối cung cấp nhiều hóa chất cấm, hóa chất độc hại cho các nguồn bán trái cây trên thị trường.
Đồ họa: Ngọc Thành |
Một kết quả đáng chú ý là 83% người dân có tâm lý lo ngại trái cây kém chất lượng xuất phát từ việc họ “nghe thông tin trái cây bị xử lý bằng hóa chất”. Và giải pháp “cần thông tin hướng dẫn cho người dân biết cách lựa chọn trái cây an toàn” nhận được 53% lựa chọn. Điều này đã phần nào thể hiện tác động của truyền thông đến tâm lý người dân.
Do đó hoạt động truyền thông trong cộng đồng với sự tham gia của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để chia sẻ những kiến thức khoa học, các kinh nghiệm cũng như hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn trái cây an toàn là rất cần thiết.
Việc tuyên truyền ấy không chỉ dành cho người dân mà phải phổ biến đến cả các địa điểm kinh doanh thực phẩm nói chung, các nơi bán trái cây nói riêng về ý thức và trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
BS Đào Thị Yến Thủy(Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM): Nên ăn đủ 200 gam trái cây/ngày Việc rửa trái cây trước khi ăn là cần thiết để loại bỏ một phần hóa chất, chất dơ bám trên vỏ. Tuy nhiên, việc rửa bằng nước muối hay nước lã sạch cũng không khác nhau nhiều về kết quả giảm lượng hóa chất trên vỏ. Quan trọng là rửa sạch trái cây với nước sạch và ngâm rửa trong thời gian đủ lâu 15 - 20 phút (không ngâm rửa lâu hơn sẽ mất nhiều vitamin C). Chọn nơi bán uy tín cũng giúp người tiêu dùng biết được nguồn gốc của sản phẩm, có người chịu trách nhiệm và giúp lựa chọn loại thực phẩm an toàn. Riêng cách chọn không mua trái cây trái mùa thì nên cân nhắc vì hiện nay công nghệ trồng trọt cây ăn trái đã phát triển cao, việc sử dụng trái cây trái mùa có thể vẫn an toàn. Không nên chọn cách giảm hoặc không ăn trái cây do sợ bị xử lý bằng các hóa chất độc hại vì sẽ khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu vitamin C, chất xơ, gây ra biến chứng dễ xuất huyết, giảm sức đề kháng và chứng táo bón, trĩ... Như vậy vẫn nên ăn đủ trái cây (200 gam/ngày/ người) với hai loại khác nhau trong ngày. Chọn nơi bán uy tín, ngâm rửa sạch trước khi ăn, thay đổi các loại đa dạng, tốt nhất mùa nào thức nấy, chọn những loại ít nguy cơ sử dụng hóa chất bảo quản như chuối (chuối mua sống để tự chín), nho, thanh long, bưởi, ổi, mận, cóc, xoài, vải, nhãn, măng cụt, bòn bon... DIỆU NGUYỄNghi |
*Trịnh Thị Thanh Xuân(nhân viên văn phòng, Q.7): “Dù có quy định, giám sát chặt chẽ cũng không thể làm được gì trước tình trạng trái cây kém chất lượng”.
*Lê Thị Hồng Loan(nhân viên kế toán, Q.Gò Vấp): “Nên áp dụng các biện pháp tuyên truyền với người bán về ý thức bán trái cây có nguồn gốc, xuất xứ để bảo vệ người tiêu dùng”.
* Đoàn Thị Kim Chi(sinh viên, quận Thủ Đức): “Cần có những cuộc kiểm tra đột xuất nơi bán trái cây. Với người dân thì nên có những đoàn, hội để tổ chức thông tin về vấn đề chọn trái cây an toàn cho họ”. |
MINH NGUYỆT và NHÓM KHẢO SÁT, (Khoa báo chí và truyền thông Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM)
Theo Tuổi Trẻ
Trở về
Bài cùng chuyên mục
Về “máy lọc nước Kangaroo ngừa rối loạn mỡ máu” - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Quảng cáo sai, phải xử lý
Bí quyết chọn thịt heo an toàn 100%
Bằng mắt thường, rất khó để phân biệt đâu là thịt heo an toàn, đâu là thịt heo chứa chất cấm, chất tạo nạc. Tuy nhiên, với các sản phẩm thịt heo CP được sản xuất theo mô hình chăn nuôi khép kín 3F “Feed-Farm-Food” người tiêu dùng (NTD) Việt đã có thêm nhiều lựa chọn để có bữa ăn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho cả gia đình.
Trồng bắp cải tí hon - thu hoạch sướng tay
Xuất hiện trên thị trường chưa lâu và luôn được dân thành thị "săn đón", giống bắp cải tí hon ngoài sở hữu ngoại hình bắt mắt còn khiến người trồng sướng tay khi thu hoạch với thành quả lên tới 150 - 170 bắp cải mini mỗi cây.
Người Việt sợ thịt, cá, rau của... nông dân Việt?
Tồn dư kháng sinh, chất bảo quản… trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi còn ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,11% do yếu tố mùa vụ
So với tháng 12 của năm ngoái CPI chỉ tăng được 0,51% đồng thời CPI bình quân mười tháng của năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,67%.
Chà bông 'bẩn' làm từ đường hóa học Trung Quốc: Tiêu thụ khắp TP.HCM
Chủ cơ sở chế biến chà bông bẩn thừa nhận số chà bông bẩn, rẻ tiền sau khi chế biến được đưa ra tiêu thụ ở chợ lẻ khắp TP.HCM và một số tỉnh phía Bắc với giá 45.000 - 70.000 đồng/kg.
Hà Nội phát hiện thịt lợn có chất cấm
Dư lượng chất cấm không chỉ có trong thịt lợn, gà mà còn được tìm thấy trong nhiều mẫu rau ở TP HCM và Hà Nội.
Vì sao đem pin sạc lên máy bay lại nguy hiểm?
Cơ quan Hàng không dân dụng Mỹ (FAA) đã ban hành quy định cấm đem các loại pin lithium (dùng trong pin sạc dự phòng - PV) khi lên máy bay vì rất nguy hiểm.
Rau, thịt "bẩn" hoành hành đáng báo động
Có tới 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc BVTV vượt mức giới hạn cho phép; 16% mẫu thịt phát hiện có chất vi sinh Salmonella, 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng.
Thực phẩm biến đổi gien - GMO 'giấu mặt'
Hiện nay thực phẩm biến đổi gien (GMO) tràn ngập thị trường VN, bất kỳ ai cũng có thể đang sử dụng thực phẩm này hằng ngày mà không biết.
Đọc nhanh
Doanh nhân
Giá hàng hóa
Quan tâm thêm
Kinh tế vĩ mô
Ngân sách
Vốn ODA
Vốn FDI
Thu hút FDI
Ngoại hối
Lạm phát
Nợ công
Nợ xấu
Thất nghiệp
Tham nhũng
Kiều hối
Trái phiếu
Phá sản
Vỡ nợ
Tín chấp
Vay nợ
Tín dụng ưu đãi
Kinh tế biển
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
Tín dụng đen
Huy động vốn
Vay nước ngoài
Nợ nước ngoài
Doanh nghiệp nhỏ
Tăng trưởng kinh tế
Chính sách tiền tệ
Dự trữ ngoại hối
Cán cân thương mại
Thị trường xuất khẩu
Thị trường nhập khẩu
Khủng hoảng tài chính
Bong bóng bất động sản
Đặc khu kinh tế
Cơ sở hạ tầng
Tín dụng tiêu dùng
Thâm hụt ngân sách
Trái phiếu Chính phủ
Khủng hoảng kinh tế
Phát triển hạ tầng
Phát triển đô thị
Phát triển kinh tế
Kinh tế Thế giới
ASEAN
World Bank
IMF
ADB
FED
Kinh tế Trung Quốc
Kinh tế Nga
Kinh tế Mỹ
Kinh tế Nhật
Kinh tế Pháp
Nông lâm thủy sản
Hồ tiêu
Lúa gạo
Cà phê
Ca cao
Chè
Hạt điều
Trái cây
Cam sành
Vải thiều
Rau hữu cơ
Rau sạch
Cá tra
Cá ngừ
Tôm hùm
Đặc sản
Thực phẩm sạch
Thực phẩm hữu cơ
Thức ăn chăn nuôi
Thuốc bảo vệ thực vật
Vật tư nông nghiệp
Phân bón
Thuốc trừ sâu
Hàng hóa
Dược liệu
Dược phẩm
Xi măng
Hóa chất
Thép xây dựng
Gỗ nội thất
Vật liệu xây dựng
Máy móc thiết bị
Thông tin ngành
Ngành Logistics
Vận tải biển
Ngành cơ khí
Ngành điện tử
Ngành hóa chất
Ngành dệt may
Ngành da giày
Ngành thủy sản
Ngành điện
Ngành viễn thông
Ngành giao thông
Ngành xây dựng
Chính khách - Yếu nhân
Barrack Obama
Putin
Shinzo Abe
Tập Cận Bình
Lý Hiển Long
Kim Jong Un
Hoàng Trung Hải
Đinh La Thăng
George Soros
Lý Gia Thành
Phạm Nhật Vượng
Mai Kiều Liên
Quân sự - Chiến sự
Tàu ngầm Hoàng Sa
Tình hình Biển Đông
Máy bay chiến đấu
Tên lửa đạn đạo
Tên lửa đánh chặn
Tàu ngầm hạt nhân
Tàu sân bay
Quân đội Mỹ
Hải quân Mỹ
Chiến sự Syria
Đánh bom liều chết
Vũ khí hóa học
Vũ khí hạt nhân
Máy bay ném bom
Nhà nước Hồi giáo IS
Máy bay không người lái